Đập phá bàn thờ của người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

Đập phá bàn thờ của người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Đập phá bàn thờ của người khác bị xử phạt hành chính như thế nào? Tôi và hàng xóm có mâu thuẫn về thẩm mỹ bàn thờ nên cãi nhau. Sau một hồi cãi nhau ông ấy bực mình sang nhà nhưng tôi đuổi theo không kịp nên ông ấy đã đập phá hư hết bàn thờ và các phụ kiện bàn thờ tôi mới làm trị giá 10 triệu. Cho tôi hỏi hành vi ông ấy bị xử lý như thế nào? Xin cảm ơn!

Đập phá bàn thờ của người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi Khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

Như vậy, tài sản thiệt hại bàn thờ và các vật khác của bạn là 10 triệu thì người hàng xóm của bạn phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản và có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Đập phá bàn thờ của người khác bị xử phạt hành chính như thế nào?

Căn cứ Điểm a Khoản 2 và Điểm c Khoản 4 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác như sau:

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Trân trọng!

Tạ Thị Thanh Thảo

Trách nhiệm hình sự
Hỏi đáp mới nhất về Trách nhiệm hình sự
Hỏi đáp Pháp luật
Khoan hồng là gì? Các chính sách khoan hồng trong Bộ luật Hình sự 2015?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt theo pháp luật hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt loại trừ trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tại sao khi bắt được thủ phạm trong vụ án hình sự lại bị che mặt?
Hỏi đáp Pháp luật
Tự nguyện nộp tiền khắc phục hậu quả thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Vô ý phạm tội có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt lỗi vô ý và lỗi cố ý theo quy định của pháp luật Hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Lỗi vô ý phạm tội do quá tự tin với lỗi vô ý do cẩu thả khác nhau như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết định khung là gì? Sự khác biệt giữa tình tiết định tội và tình tiết định khung là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Sự khác biệt giữa phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trách nhiệm hình sự
736 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trách nhiệm hình sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào