Đất chưa có Sổ đỏ, bác ruột vẫn có thể tặng cho cháu hay không?

Đất chưa có Sổ đỏ, bác ruột vẫn có thể tặng cho cháu không? Đất nông nghiệp chỉ mới có quyết định giao đất mà chưa có sổ đỏ thì có được chuyển nhượng không? Sổ đỏ cùng đứng tên 2 người chưa kết hôn có được không?

Đất chưa có Sổ đỏ, bác ruột vẫn có thể tặng cho cháu không?

Cho hỏi: Da, cho cháu hỏi, bác cháu ở thành phố có miếng đất thổ cư, bác ngỏ lời tặng cho cháu nếu cháu thi đậu đại học nhưng hiện tại mảnh đất đó chưa có sổ đỏ. Nên cháu muốn hỏi, trường hợp này liệu có được tặng không?

Trả lời: 

Căn cứ Khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 có quy định về thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất như sau:

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy, nguyên tắc là bắt buộc phải có sổ đỏ hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì mới được tặng cho. Vì đây cũng không phải trường hợp nhận thừa kế theo quy định pháp luật nêu trên. Do vậy, bác của bạn cần làm thủ tục để được cấp sổ sau đó mới thực hiện việc tặng cho được.

Đất nông nghiệp chỉ mới có quyết định giao đất mà chưa có sổ đỏ thì có được chuyển nhượng không?

Cho hỏi: Với trường hợp đất nông nghiệp chỉ có quyết định giao đất mà chưa đi làm sổ đỏ được thì có được phép chuyển nhượng không? Mong sớm nhận hồi đáp.

Trả lời:

Tại Điều 168 Luật đất đai 2013 có quy định: Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất. Như sau:

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhậnĐối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.

2. Thời điểm người thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc cho thuê; chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời chuyển nhượng toàn bộ dự án đối với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê sau khi có Giấy chứng nhận và có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 194 của Luật này.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì nếu thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất kể cả đất nông nghiệp được thực hiện khi đã có sổ đỏ. Trường hợp đã có quyết định giao đất, cho thuê đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được quyền thực hiện quyền chuyển đổi quyền sử dụng.



Sổ đỏ cùng đứng tên 2 người chưa kết hôn có được không?

Cho hỏi: Tôi và bạn trai có dự định mua chung mảnh đất ở quê, chúng tôi chưa đăng ký kết hôn. Vậy: Sổ đỏ cùng đứng tên 2 người chưa kết hôn có được không?

Trả lời:

Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

Như vậy, trường hợp bạn và bạn trai chưa đăng ký kết hôn thì hai bạn vẫn có thể đứng tên đồng sở hữu mảnh đất dự định mua, khi đó Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ ghi đầy đủ tên của 2 bạn và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận, nếu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

Trân trọng!

Sổ đỏ
Hỏi đáp mới nhất về Sổ đỏ
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng thế chấp sổ đỏ mới nhất 2023? Người sử dụng đất có được thế chấp sổ đỏ cho cá nhân khác không phải là tổ chức tín dụng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu xin cấp lại sổ đỏ mới nhất hiện nay? Thành phần hồ sơ xin cấp lại sổ đỏ bao gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị đính chính Sổ đỏ mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm sổ đỏ giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024: trường hợp đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu có được cấp sổ đỏ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, thủ tục sang tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ năm 2025, đất cấp sai thẩm quyền có được cấp sổ đỏ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi phí khi làm sổ đỏ lần đầu sẽ tăng từ ngày 01/01/2026?
Hỏi đáp Pháp luật
03 trường hợp làm sổ đỏ được Nhà nước chi trả theo Luật Đất đai 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
07 trường hợp không được cấp Sổ đỏ từ ngày 01/01/2025? Tài sản gắn liền với đất nào không được cấp Sổ hồng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Sổ đỏ
Huỳnh Minh Hân
226 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Sổ đỏ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào