Bệnh sán lá gan lớn và tác nhân gây nên bệnh?

Bệnh sán lá gan lớn và tác nhân gây nên bệnh? Chu kỳ của bệnh lá gan lớn theo quy định hiện hành? Xin hỏi về nội dung trên theo quy định mới.

Bệnh sán lá gan lớn và tác nhân gây nên bệnh? 

Tại Mục 1 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn Ban hành theo Quyết định 1203/QĐ-BYT năm 2022  quy định cụ thể nội dung trên như sau:

- Bệnh sán lá gan lớn là bệnh ký sinh trùng do một số loài sán lá gan thuộc họ Fasciolidae gây nên những tổn thương, những ổ áp xe tại gan hoặc một số cơ quan khác khi ký sinh lạc chỗ.

- Người mắc bệnh do ăn sống các loại rau thủy sinh như: rau ngổ, rau muống, rau rút, rau cần, rau cải xoong, ngó sen... hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn.

Tác nhân gây nên bệnh:

- Bệnh sán lá gan lớn ở người chủ yếu do hai loài Fasciola hepatica và Fasciola gigantica gây nên.

- Loài Fasciola hepatica phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Á. Loài Fasciola gigantica phân bố chủ yếu ở Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam là loài F. gigantica lai với F. hepatica.

Chu kỳ của bệnh lá gan lớn theo quy định hiện hành? 

Căn cứ Mục 1.3 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn Ban hành theo quyết định trên quy định về chu kỳ:

- Sản trưởng thành đẻ trứng theo đường mật xuống ruột và ra ngoài theo phân. Trứng sán lá gan lớn có kích thước 140 x 80µm.

- Trứng sán xuống nước, nở ra ấu trùng lông, ấu trùng lông xâm nhập vào một số loài ốc là vật chủ trung gian thứ nhất. Trong ốc ấu trùng lông phát triển thành ấu trùng đuôi, ấu trùng đuôi rời khỏi ốc và bám vào các loại rau thủy sinh tạo nang trùng hoặc bơi tự do trong nước.

- Người hoặc trâu, bò, cừu, dê... ăn phải thực vật thủy sinh hoặc uống nước chưa nấu chín có ấu trùng sẽ bị nhiễm sán lá gan lớn.

Hình 1. Chu kỳ phát triển của sán lá gan lớn (Nguồn USA-CDC, 2018)

1) Trứng từ đường mật được đào thải theo phân ra ngoài môi trường

2) Trứng phát triển trong môi trường nước

3) Trứng nở ra ấu trùng lông miracidium

4) Ấu trùng phát triển thành các giai đoạn khác nhau trong vật chủ trung gian thứ nhất là ốc nước ngọt.

5) Ấu trùng đuôi cercaria rời ốc sống tự do trong nước

6) Ấu trùng đuôi cercaria bám vào thực vật thủy sinh và phát triển thành ấu trùng nang metacercaria

7-8) Động vật ăn cỏ hoặc người ăn thực vật thủy sinh hoặc uống nước lã có ấu trùng metacercaria còn sống, ấu trùng vào dạ dày, xuyên qua thành ống tiêu hoá vào ổ bụng, ấu trùng đến gan và các cơ quan bộ phận khác ký sinh

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

268 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào