Thời hiệu khiếu nại việc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự được quy định thế nào?

Thời hiệu khiếu nại việc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự được quy định thế nào? Người bị khiếu nại về các quyết định, hành vi tố tụng hình sự có nghĩa vụ gì?

Thời hiệu khiếu nại việc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Thời hiệu khiếu nại việc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia của Ngân hàng Hỏi - đáp pháp luật, tôi tên là Thanh Trang, hiện đang làm việc và sinh sống tại Sóc Trăng, có vấn đề thắc mắc muốn nhờ các chuyên gia tư vấn. Chuyện là em trai tôi vì gây gỗ, đánh nhau nên đã bị công an xã bắt tạm giữ. Tôi vào thăm thì nghe nói là em trai tôi bị đánh đập, chửi bới ghê lắm. Tôi muốn khiếu nại để em tôi được bảo vệ nhưng em tôi đã bị tạm giữ 3 ngày, sắp được thả ra rồi. Cho tôi hỏi, trường hợp này thời gian khiếu nại còn không? Mong các chuyên gia tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn! (thanh.trang***@gmail.com)

Trả lời:

Trường hợp này, bạn vẫn còn trong thời gian có thể thực hiện quyền khiếu nại liên quan đến thi hành tạm giam, tạm giữ nhé. Để rõ hơn, bạn nên xem xét các phân tích dưới đây:

Theo Khoản 1 Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) thì: Tạm giữ, tạm giam là biện pháp ngăn chặn được áp dụng để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

Theo Khoản 2 Điều 44 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) thì:

Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 30 ngày kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm pháp luật.

Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, đi công tác, học tập ở xa hoặc vì trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Thời hiệu lần khiếu nại tiếp theo là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.

Trên đây là nội dung tư vấn về thời hiệu khiếu nại việc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 để hiểu rõ hơn về nội dung này.

Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự được quy định thế nào?

Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự được quy định thế nào? Chào các bạn trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Mai Hương, hiện đang công tác tại UBND huyện Ba Tri, Bến Tre. Gần đây, do nhu cầu công việc, tôi có tìm hiểu thêm các quy định trong hoạt động tố tụng hình sự. Tôi thắc mắc không biết pháp luật hiện hành quy định ra sao về vấn đề bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong quá trình thực hiện hoạt động tố tụng. Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm tại văn bản nào? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Vũ Trần Mai Hương (huong***@gmail.com)

Trả lời:

Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự tại Điều 32 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2008). Theo đó: 

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó.

Cơ quan, người có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật; gửi văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo, cơ quan, tổ chức khiếu nại và có biện pháp khắc phục.

Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo do Bộ luật này quy định.

Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống người khác.

Hoạt động tố tụng trong lĩnh vực hình sự nói riêng và trong tất cả các lĩnh vực tố tụng nói chung đều phải tuân theo nguyên tắc chủ đạo là đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh, tuân theo hiến pháp và pháp luật. Cùng với việc đề ra nguyên tắc yêu cầu tính công bằng, công khai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, pháp luật cũng đồng thời trao cho công dân quyền được thể hiện ý kiến, quan điểm của mình đối với hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tố tụng của các cơ quan công quyền thông qua hoạt động khiếu nại, tố cáo. Theo đó, khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự là một trong những nội dung quan trọng thể hiện quyền cơ bản của công dân, có quan hệ mật thiết với Luật Khiếu nại, tố cáo và các quy định về khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực khác.

Căn cứ quy định trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm chính của quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự như sau:

Thứ nhất, khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự được giới hạn bởi một phạm vi nhất định, phạm vi này được thể hiện rất rõ và cụ thể, chỉ trong các hoạt động tố tụng.

Thứ hai, người có quyền khiếu nại, tố cáo là cá nhân, tổ chức bị quyết định tố tụng, hành vi tố tụng xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Thứ ba, đtượng khiếu nại là những hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động tố tụng. Các hoạt động tố tụng này thường thể hiện ra bên ngoài thành những dạng cụ thể bằng: quyết định tố tụng, hành vi tố tụng.

Thứ tư, người bị khiếu nại chính là chủ thể có quyền tiến hành tố tụng hoặc chủ thể được quyền thực hiện một số hoạt động tố tụng.

Thứ năm, chủ thể có quyền phải có hành vi đề nghị người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét lại quyết định tố tụng, hành vi tố tụng.

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, khi có cơ sở cho rằng, hoạt động tố tụng của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc của cơ quan Nhà nước, cá nhân, tổ chức hoàn toàn có quyền thực hiện việc khiếu nại, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết. Quy định này là một trong những minh chứng cho việc đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh trong quá trình xét xử vụ án hình sự nói riêng và hoạt động tố tụng nói chung.

Trên đây là nội dung tư vấn về bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Người bị khiếu nại về các quyết định, hành vi tố tụng hình sự có nghĩa vụ gì?

Nghĩa vụ của người bị khiếu nại các quyết định, hành vi tố tụng hình sự được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Thời gian gần đây, khi tìm hiểu về hoạt động tố tụng hình sự, em được biết, để đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong hoạt động tố tụng hình sự nói riêng và lĩnh vực tố tụng nói chung, các hành vi tố tụng, văn bản tố tụng có thể bị khiếu nại bởi các chủ thể được pháp luật cho phép. Vậy, khi bị khiếu nại, người bị khiếu nại phải thực hiện những nghĩa vụ gì? Nội dung này được quy định tại văn bản nào? Rất mong nhận được sự hỗ trợ từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! 

Hạnh Dung (dung***@yahoo.com)

Trả lời:

Theo quy định pháp luật hiện hành, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Nghĩa vụ của người bị khiếu nại về các quyết định, hành vi tố tụng hình sự được quy định tại Khoản 2 Điều 473 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Cụ thể:

a) Giải trình về quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại; cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;

b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại;

c) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi tố tụng trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh việc thực hiện các nghĩa vụ này, người bị khiếu nại đối với các quyết định, hành vi của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự đồng thời có quyền: 

- Được thông báo về nội dung khiếu nại;

- Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại;

- Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng của mình.

Trên đây là nội dung tư vấn về nghĩa vụ của người bị khiếu nại về các quyết định, hành vi tố tụng hình sự. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Trân trọng!

Tố cáo
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tố cáo
Hỏi đáp Pháp luật
Có được gia hạn thời gian giải quyết tố cáo không?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc tố cáo nặc danh có được xử lý không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin rút tố cáo mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn tố cáo lừa đảo qua mạng mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp pháp luật
Tố cáo chưa được giải quyết có được tố cáo tiếp không?
Hỏi đáp pháp luật
Người tố cáo muốn bảo mật thông tin thì có phải ghi họ tên trên đơn tố cáo không?
Hỏi đáp pháp luật
Người bị tố cáo có quyền giải trình không?
Hỏi đáp pháp luật
Tố cáo giáo viên vi phạm lần 2 ai có quyền giải quyết?
Hỏi đáp pháp luật
Rút tố cáo vẫn phải bồi thường cho người bị tố cáo?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nào sẽ không thụ lý tố cáo?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tố cáo
Phan Hồng Công Minh
245 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tố cáo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào