Người trong cùng một gia đình có được mượn bảo hiểm y tế của nhau đi khám bệnh không?

Người trong cùng một gia đình có được mượn bảo hiểm y tế của nhau đi khám bệnh hay không? Cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Chào anh chị, em đang là sinh viên và thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc. Mẹ em không có bảo hiểm y tế. Anh chị cho em hỏi em có thể cho mẹ mượn thẻ bảo hiểm y tế để đi khám bệnh hay không? Nhờ anh chị tư vấn. Cảm ơn anh chị. 

Người trong cùng một gia đình có được mượn bảo hiểm y tế của nhau đi khám bệnh hay không?

Tại Điều 37 Luật Bảo hiểm y tế 2008 có quy định về nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế như sau:

1. Đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.

2. Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế.

3. Thực hiện các quy định tại Điều 28 của Luật này khi đến khám bệnh, chữa bệnh.

4. Chấp hành các quy định và hướng dẫn của tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh.

5. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài phần chi phí do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

Căn cứ theo quy định hiện hành, pháp luật không cho phép người tham gia bảo hiểm y tế cho người khác mượn thẻ của mình. Chính vì vậy, những người trong cùng một gia đình không được mượn bảo hiểm y tế của nhau đi khám bệnh.

Cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Tại Điều 84 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế như sau:

1. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Theo đó, tùy vào mức độ gây thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế, người cho người khác mượn thẻ bảo hiểm sẽ bị áp dụng mức phạt khác nhau.

Trân trọng!

Huỳnh Minh Hân

Bảo hiểm y tế
Hỏi đáp mới nhất về Bảo hiểm y tế
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 7 tháng 4 là ngày gì? Ý nghĩa của Ngày Sức khỏe Thế giới 7/4 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bệnh đang cấp cứu mới mua bảo hiểm y tế có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của chủ công ty TNHH MTV có được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã vùng sinh sống K1, K2, K3 là gì? Mã cơ sở KCB trên thẻ BHYT có bao nhiêu ký tự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy chuyển tuyến Bảo hiểm y tế mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn 04 cách tra cứu hạn sử dụng bảo hiểm y tế nhanh chóng mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bổ sung trường hợp người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc theo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn 02 cách tra cứu thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ bị sẩy thai có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bệnh ra viện cần giấy tờ gì để hưởng bảo hiểm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo hiểm y tế
203 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bảo hiểm y tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào