Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện công để cấp chứng chỉ hành nghề được tính như thế nào?

Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện công để cấp chứng chỉ hành nghề được tính như thế nào? Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược là gì? Mình là sinh viên chuyên ngành dược mới tốt nghiệp đại học. Hiện tại mình đang học việc không lương (không ký hợp đồng) tại 1 bệnh viện công ở TPHCM được 14 tháng. Mình muốn hỏi vậy nếu đủ 18 tháng mình có được làm chứng chỉ hành Dược sau này không ạ. Cảm ơn ạ

Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện công để cấp chứng chỉ hành nghề

Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề được định nghĩa tại Điều 3 Thông tư 41/2011/TT-BYT được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 41/2015/TT-BYT quy định như sau:

1. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề là thời gian người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh liên tục sau khi được cấp văn bằng chuyên môn (xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng lao động hoặc có quyết định tuyển dụng bao gồm cả thời gian thử việc được ghi trong Hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng hoặc ký kết hợp đồng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) đến ngày đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, bao gồm cả thời gian học định hướng chuyên khoa hoặc sau đại học (bác sĩ nội trú, chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II) theo đúng chuyên khoa mà người đó đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Trong trường hợp của bạn, bạn làm việc không lương và không ký kết hợp đồng nên 14 tháng này không được tính vào thời gian thực hành khám bệnh, chưa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề.

Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược

Căn cứ Điều 13 Luật Dược 2016 quy định về điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược nhưu sau:

1. Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược bao gồm:

a) Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ);

b) Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa;

c) Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền;

d) Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học;

đ) Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học;

e) Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;

g) Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;

h) Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y;

i) Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền;

k) Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược;

l) Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.

Việc áp dụng Điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận quy định tại Điểm l Khoản này do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phù hợp với Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của Nhân dân ở từng địa phương trong từng thời kỳ.

2. Có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở dược); cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề theo quy định sau đây:

a) Đối với người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại Khoản 9 Điều 28 của Luật này thì không yêu cầu thời gian thực hành nhưng phải cập nhật kiến thức chuyên môn về dược;

b) Đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học phù hợp với phạm vi hành nghề thì được giảm thời gian thực hành theo quy định của Chính phủ;

c) Đối với người có văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm l Khoản 1 Điều 13 của Luật này thì thời gian thực hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

4. Không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án; trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án;

b) Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

5. Đối với người tự nguyện xin cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi, phải đáp ứng đủ Điều kiện theo quy định tại Điều này.

Trân trọng!

Khám bệnh chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám bệnh chữa bệnh
Hỏi đáp pháp luật
Giám đốc của các đơn vị khám bệnh, chữa bệnh có tiêu chuẩn như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Danh mục bệnh mắt và phần phụ của mắt cần chữa trị dài ngày
Hỏi đáp pháp luật
Khám bệnh là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có quyền gì?
Hỏi đáp pháp luật
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ là cơ sở hoạt động như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với người đang chờ đổi thẻ BHYT
Hỏi đáp pháp luật
Đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động hoạt động như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Lấy và tiếp nhận mẫu bệnh phẩm trong khám bệnh, chữa bệnh
Hỏi đáp pháp luật
Có các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong quân đội nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thực hiện kỹ thuật xét nghiệm trong khám bệnh, chữa bệnh
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám bệnh chữa bệnh
Tạ Thị Thanh Thảo
444 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Khám bệnh chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào