Bảo đảm an toàn cho hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát biển Việt Nam như thế nào?

Bảo đảm an toàn cho hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát biển Việt Nam? Các trường hợp dừng tàu thuyền để kiểm tra, kiểm soát?

Bảo đảm an toàn cho hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát biển Việt Nam?

Căn cứ Điều 13 Thông tư 15/2019/TT-BQP quy định về đảm bảo an toàn cho hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát như sau:

1. Trước, trong và sau khi làm nhiệm vụ trên biển, người chỉ huy lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát phải nghiên cứu, đánh giá các vấn đề sau:

a) Tình hình về bảo đảm an toàn trên khu vực biển có liên quan;

b) Mức độ nguy hiểm, rủi ro, tình huống có thể xảy ra để quyết định đội hình, thành phần, thời gian, vị trí và phương pháp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát;

c) Nghiên cứu phân loại đối tượng, tàu thuyền hoạt động trên tuyến, khu vực biển dự kiến thực hiện nhiệm vụ.

2. Tiêu chí đánh giá mức độ nguy hiểm, rủi ro:

a) Tình trạng, dấu vết, loại, hình dáng, trang bị của tàu thuyền dự kiến kiểm tra, kiểm soát;

b) Thành phần, thái độ, phản ứng của người trên tàu thuyền;

c) Tính chất, đặc điểm, loại hàng hóa vận chuyển trên tàu thuyền;

d) Điều kiện thời tiết và các dấu hiệu khác có liên quan đến bảo đảm an toàn cho hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát.

3. Trên cơ sở nội dung kết quả đánh giá tại các khoản 1, 2 Điều này, người chỉ huy lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát phải quy định:

a) Bảo đảm an toàn cho Tổ kiểm tra, kiểm soát và tàu, xuồng Cảnh sát biển khi cập mạn, tiếp cận tàu thuyền bị kiểm tra;

b) Công tác quan sát, cảnh giới của Tổ kiểm tra, kiểm soát khi kiểm tra, kiểm soát trên tàu thuyền bị kiểm tra;

c) Dự kiến tình huống xảy ra và biện pháp xử lý tình huống.

Các trường hợp dừng tàu thuyền để kiểm tra, kiểm soát?

Căn cứ Điều 14 Thông tư 15/2019/TT-BQP quy định về các trường hợp dừng tàu thuyền để kiểm tra, kiểm soát:

1. Trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật.

2. Thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật.

3. Có tố giác, tin báo về hành vi vi phạm pháp luật.

4. Có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về truy đuổi, bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật.

5. Người vi phạm tự giác khai báo về hành vi vi phạm pháp luật.

6. Các dấu hiệu vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Trân trọng!

Phan Hồng Công Minh

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

204 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào