Vi phạm quy định về hoạt động trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet bị phạt thế nào?

Vi phạm quy định về hoạt động trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet bị phạt như thế nào? Phạt vi phạm đối với vi phạm quy định về hoạt động văn hóa cho người khuyết tật, người cao tuổi?

Vi phạm quy định về hoạt động trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet bị phạt như thế nào?

A kinh doanh bán, cho thuê băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung khiêu dâm thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 31 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet ở địa điểm cách trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông dưới 200 mét.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 22 giờ mỗi ngày.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không có tem, nhãn kiểm soát, lưu hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền dán trên máy trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet theo quy định.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet có nội dung khiêu dâm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tổ chức trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet có nội dung đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Bán, cho thuê băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực.

6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung khiêu dâm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực.

7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; làm phương hại đến chủ quyền quốc gia.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu máy trò chơi đối với hành vi quy định tại khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc dán tem, nhãn kiểm soát, lưu hành trên máy trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.

Như vậy, hành vi vi phạm quy định về hoạt động trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet sẽ bị phạt tiền, ngoài ra còn bị tịch thu phương tiện vi phạm, thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như trên. Đối với trường hợp của A kinh doanh bán, cho thuê băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung khiêu dâm sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, buộc tiêu hủy băng, đĩa và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ bán, cho thuê băng, đĩa trò chơi điện tử.

Phạt vi phạm đối với vi phạm quy định về hoạt động văn hóa cho người khuyết tật, người cao tuổi?

Công ty B kinh doanh dịch vụ hoạt động văn hóa, khi bán vé không thực hiện giảm giá dịch vụ cho người khuyết tật và người cao tuổi thì sẽ bị phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 32 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động văn hóa cho người khuyết tật, người cao tuổi như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi từ chối cung cấp dịch vụ, trang thiết bị phục vụ người khuyết tật, người cao tuổi tham gia hoạt động văn hóa khi có đủ điều kiện.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ cho người khuyết tật và người cao tuổi khi tham gia hoạt động văn hóa theo quy định.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi từ chối để người khuyết tật, người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hóa của người khuyết tật, người cao tuổi khi có đủ điều kiện.4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ, trang thiết bị phục vụ không bảo đảm an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi khi tham gia hoạt động văn hóa.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, hành vi vi phạm quy định về hoạt động văn hóa cho người khuyết tật, người cao tuổi sẽ bị phạt tiền, ngoài ra còn buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi. Đối với trường hợp của công ty B kinh doanh dịch vụ hoạt động văn hóa, khi bán vé không thực hiện giảm giá dịch vụ cho người khuyết tật và người cao tuổi sẽ bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, ngoài ra còn buộc nộp lại số tiền bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi không giảm giá dịch vụ.

Trân trọng!

Phan Hồng Công Minh

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

267 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào