Quy định việc Giám định về sở hữu trí tuệ? Nhà nước có chính sách gì về sở hữu trí tuệ?

Quy định việc Giám định về sở hữu trí tuệ? Nhà nước có những chính sách gì về sở hữu trí tuệ? Những hành vi nào thì bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính?

Quy định việc Giám định về sở hữu trí tuệ? 

Xin chào, tôi tên Khiêm Đặng đang học lớp Luật sư tại Tp. HCM. Qua tìm hiểu tôi có biết sơ về cách gọi là giám đinh viên là là dùng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Vậy vui lòng cho tôi hỏi giám định về sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào? Cá nhân có những điều kiện gì để được cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ? Văn bản nào quy định cụ thể vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi.

Trả lời: Căn cứ theo quy định tại Khoản 26 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, giám định về sở hữu trí tuệ được quy định như sau:

1. Giám định về sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

2. Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư, trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam đáp ứng các điều kiện sau đây được thực hiện hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ:

a) Có nhân lực, cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động giám định theo quy định của pháp luật;

b) Có chức năng thực hiện hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;

c) Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức ủy quyền có Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ.

3. Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ:

a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Thường trú tại Việt Nam;

c) Có phẩm chất đạo đức tốt;

d) Có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp thẻ giám định, đã qua thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đó từ năm năm trở lên và đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định.

4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có quyền trưng cầu giám định về sở hữu trí tuệ khi giải quyết vụ việc mà mình đang thụ lý.

5. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền yêu cầu giám định về sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

6. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.

Trên đây là nội dung tư vấn về Giám định về sở hữu trí tuệ. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Nhà nước có những chính sách gì về sở hữu trí tuệ?

Xin chào, tôi tên Phong Đặng sinh sống và làm việc tại Tp. HCM. Để đáp ứng nhu cầu công việc cũng như cải thiện sự hiểu biết tôi có tìm hiểu vài vấn đề về sở hữu trí tuệ, nhưng vẫn chưa rõ lắm Nhà nước có những chính sách gì về sở hữu trí tuệ? Các bạn vui lòng hỗ trợ giúp tôi nhé. Chân thành cảm ơn! 

Trả lời: Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, Chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ được quy định như sau:

1. Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.

2. Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

3. Hỗ trợ tài chính cho việc nhận chuyển giao, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ lợi ích công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ cho hoạt động sáng tạo và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

4. Ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng liên quan làm công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

5. Huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư nâng cao năng lực hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trên đây là nội dung tư vấn về Chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Những hành vi nào thì bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính?

Xin chào, tôi tên Mai Hoàng là một thương nhân chuyên nhập khẩu hàng hóa có đầy dủ nhãn mác để về kinh doanh buôn bán, hàng hóa của tôi có đầy dủ nhãn hiệu không vi phạm về sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, vẫn nên cẩn thận nên tôi có nhu cầu tìm hiểu về Những hành vi nào thì bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính? Văn bản nào quy định cụ thể vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi.

Trả lời: Căn cứ theo quy định tại Khoản 27 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:

a) Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

b) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

2. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt.

3. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Trên đây là nội dung tư vấn về Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Giám định về sở hữu trí tuệ
Hỏi đáp mới nhất về Giám định về sở hữu trí tuệ
Hỏi đáp pháp luật
Giám định về sở hữu trí tuệ bao gồm các nội dung nào?
Hỏi đáp pháp luật
Giám định về sở hữu trí tuệ
Hỏi đáp pháp luật
Quy định việc Giám định về sở hữu trí tuệ? Nhà nước có chính sách gì về sở hữu trí tuệ?
Hỏi đáp pháp luật
Giám định về sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giám định về sở hữu trí tuệ
403 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giám định về sở hữu trí tuệ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào