Công tác huy động, thu hút nguồn lực phát triển kinh tế khu vực biên giới của các Bộ quy định thế nào?

Công tác huy động, sử dụng nguồn lực, thu hút nguồn lực phát triển kinh tế khu vực biên giới của các bộ được quy định thế nào? Mong được giải đáp.

Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục III Nghị quyết 23/NQ-CP năm 2022 quy định về công tác huy động, sử dụng nguồn lực, thu hút nguồn lực phát triển kinh tế khu vực biên giới của các bộ như sau:

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan đẩy mạnh hợp tác quốc tế, kêu gọi thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, vốn viện trợ và vốn vay ưu đãi cho các dự án xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực biên giới.

b) Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các bộ, ngành trung ương và địa phương liên quan có giải pháp khuyến khích ưu tiên đầu tư hạ tầng thông tin - truyền thông tại khu vực biên giới.

c) Bộ Y tế phối hợp với với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, địa phương liên quan có giải pháp nâng cao năng lực của tuyến y tế cơ sở đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh cho nhân dân và lực lượng vũ trang ở khu vực biên giới.

d) Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, có giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, góp phần chuyển đổi mô hình sinh kế, cải thiện đời sống người dân tại các địa phương khu vực biên giới.

đ) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường phát triển giáo dục cho người dân khu vực biên giới góp phần nâng cao dân trí, phát triển an sinh xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong giai đoạn tới.

e) Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền xem xét phương án huy động, sử dụng nguồn lực, thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu vực biên giới.

g) Các bộ, ngành có liên quan và địa phương có biên giới

- Ưu tiên dành nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hợp pháp khác để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống, nhất là phát triển hệ thống hạ tầng giao thông kết nối từ vùng kinh tế phát triển tới vùng khó khăn; trong đó cần thực hiện việc rà soát và xác định rõ đối tượng, địa bàn cụ thể, những công trình thực sự cần thiết, cấp bách, có tính liên kết vùng tại khu vực biên giới để tạo động lực thúc đẩy phát triển, bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm tránh dàn trải, kéo dài và phù hợp chủ trương “kết hợp quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế; phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh”; tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về thu hút các nguồn lực xã hội cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới đất liền, trên biển và hải đảo, gắn liền bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nâng cao đời sống nhân dân.

- Các địa phương có biên giới chủ động đề xuất các biện pháp huy động nguồn vốn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực biên giới.

- Xác định nhu cầu và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo trọng tâm có hiệu quả.

h) Các địa phương có biên giới

- Lồng ghép các nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, trên cơ sở đó lồng ghép mục tiêu, nhiệm vụ gắn với nguồn vốn cụ thể của từng Chương trình để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ tổng thể trên một địa bàn, tập trung bố trí vốn đầu tư nhằm triển khai, thực hiện hoàn thành dứt điểm, sớm đưa vào sử dụng, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới.

- Chủ động xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; khuyến khích, thu hút đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng bảo đảm an sinh xã hội, gắn với quốc phòng, an ninh phù hợp đặc điểm, thực tế từng địa phương.

- Nghiên cứu ban hành chính sách và chỉ đạo việc phối hợp liên ngành để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp viễn thông sử dụng đất và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động; quản lý và tổ chức thực hiện việc thúc đẩy sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật liên ngành giữa viễn thông và các ngành, lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật khác.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

246 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào