Có thể dùng hộ chiếu thay cho CMND khi gặp người thân bị tạm giữ, người bị tạm giam không?

Có thể dùng hộ chiếu thay cho CMND khi gặp người thân bị tạm giữ, người bị tạm giam không? Trường hợp nào cơ sở giam giữ có thể không đồng ý cho người bị tạm giam gặp thân nhân? Con tôi bị bắt tạm giam nhưng tôi đang trong thời gian chờ lấy CMND bị mất mà cũng không có bằng lái xe thì có thể dùng hộ chiếu để đi tham con được không? Trại tạm giữ tạm giam có thể từ chối việc thăm gặp con của tôi không?

Có thể dùng hộ chiếu thay cho CMND khi gặp người thân bị tạm giữ, người bị tạm giam không?

Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về việc gặp thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:

1. Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.

2. Người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ. Việc thăm gặp phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ;

Không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền; tuân thủ quy định về thăm gặp;

Trường hợp cơ quan thụ lý vụ án có yêu cầu thì phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc thăm gặp.

Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp; thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án về việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

...

Theo đó, tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch như sau:

Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.

Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

Như vậy, theo quy định hiện hành không có quy định cụ thế giấy tờ tùy thân gồm những gì. Tuy nhiên, theo Nghị định 123 nhắc đến cụm từ giấy tùy thân có bao gồm hộ chiếu. Do đó, việc bạn dùng hộ chiếu để xuất trình tại trại tạm giữ tạm giam là có thể được chấp nhận.

Trường hợp nào cơ sở giam giữ có thể không đồng ý cho người bị tạm giam gặp thân nhân?

Theo đó, tại Khoản 4 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về trường hợp thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:

a) Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án; người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam;

b) Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn;

c) Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ;

d) Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;

đ) Khi đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;

e) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp; trường hợp này, người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp;

g) Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;

h) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang bị kỷ luật theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này.

Theo đó, trong trường hợp được quy định phía trên thì việc thăm gặp của con bạn nếu không vi phạm những trường hợp phía trên thì có thể được tiếp nhận.

Trân trọng!

Căn cước công dân
Hỏi đáp mới nhất về Căn cước công dân
Hỏi đáp Pháp luật
Chip gắn trên thẻ căn cước công dân có thể định vị được hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ căn cước công dân hết hạn từ 15/01/2024 vẫn được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 30/6/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ học lái xe không cần nộp bản sao Căn cước công dân từ 01/6/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cước công dân đã cấp có được tiếp tục sử dụng từ 1/7/2024 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Căn cước công dân mới nhất 2024 là luật nào? Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi có bắt buộc phải làm thẻ căn cước?
Hỏi đáp Pháp luật
Ba số đầu thẻ Căn cước công dân là nơi sinh hay nơi đăng ký khai sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cước công dân hết hạn đi đổi ở đâu? Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đi làm căn cước công dân mặc gì? Có được trang điểm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn chi tiết cách cập nhật thông tin Căn cước công dân trong đăng ký thuế qua Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ căn cước công dân gắn chíp có tích hợp chữ ký số hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Căn cước công dân
167 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Căn cước công dân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào