Có thể ghi bằng đô la mỹ trong mệnh giá chứng khoán hay không? Trường hợp buộc phải đình chỉ chào bán chứng khoán?

Có thể ghi bằng đô la mỹ trong mệnh giá chứng khoán không? Trường hợp buộc phải đình chỉ chào bán chứng khoán? Ngân hàng thương mại có được xem là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán?

Có thể ghi bằng đô la mỹ trong mệnh giá chứng khoán không?

Căn cứ Điều 13 Luật Chứng khoán 2019  quy định như sau:

- Mệnh giá chứng khoán chào bán trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ghi bằng Đồng Việt Nam.

- Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là 10 nghìn đồng. Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là 100 nghìn đồng và bội số của 100 nghìn đồng.

- Trường hợp giá chứng khoán của tổ chức phát hành trên hệ thống giao dịch chứng khoán thấp hơn mệnh giá, tổ chức phát hành được chào bán chứng khoán với giá thấp hơn mệnh giá.

Như vậy, có thể thấy mệnh giá chứng khoán chào bán trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ghi bằng Đồng Việt Nam.

Trường hợp buộc phải đình chỉ chào bán chứng khoán?

Căn cứ Khoản 1 Điều 27 Luật Chứng khoán 2019 quy định như sau:

"1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền đình chỉ chào bán chứng khoán ra công chúng tối đa là 60 ngày trong các trường hợp sau đây:

a) Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có thông tin sai lệch, bỏ sót nội dung quan trọng có thể ảnh hưởng tới quyết định đầu tư và gây thiệt hại cho nhà đầu tư;

b) Việc phân phối chứng khoán không thực hiện đúng quy định tại Điều 26 của Luật này."

Trên đây là các trường hợp đình chỉ chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định mới nhất.

Ngân hàng thương mại có được xem là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán?

Căn cứ Khoản 1b Điều 47 Luật Chứng khoán 2019  quy định như sau:

- Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam bao gồm:

+ Thành viên giao dịch là công ty chứng khoán được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên giao dịch;

+ Thành viên giao dịch đặc biệt là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên giao dịch đặc biệt.

Như vậy, trường hợp ngân hàng thương mại được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên giao dịch đặc biệt thì vẫn được xem là thành viên theo quy định trên.

Trân trọng!

Chào bán chứng khoán
Hỏi đáp mới nhất về Chào bán chứng khoán
Hỏi đáp Pháp luật
Lập hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có thông tin sai sự thật bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bản cáo bạch là gì? Trong bản cáo bạch cần có những nội dung gì và chữ ký của những ai?
Hỏi đáp pháp luật
Không phải tiến hành chào bán chứng khoán trong trường hợp nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đăng ký niêm yết lại tại Sở giao dịch chứng khoán được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp gồm những đối tượng nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đối với Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, trình tự cấp giấy được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thông tin trước khi chào bán chứng khoán ra công chúng?
Hỏi đáp pháp luật
Thế nào là phương thức khớp lệnh tập trung?
Hỏi đáp pháp luật
Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chào bán chứng khoán
258 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chào bán chứng khoán
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào