Nội dung chi tiết đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động

Nội dung chi tiết đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động gồm những gì? Nhờ tư vấn theo quy định mới nhất.

Theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BYT (Có hiệu lực thi hành từ 06/02/2022) quy định nội dung chi tiết đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động như sau:

Bài 1: Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động

1. Tên bài học:

Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động.

2. Thời gian:

180 phút lý thuyết.

3. Mục tiêu học tập:

3.1. Các quy định có liên quan của Bộ Luật lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật An toàn thực phẩm, Luật Phòng, chống HIV/AIDS;

3.2. Các văn bản dưới luật hướng dẫn công tác an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp;

3.3. Yêu cầu và nhiệm vụ của người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

4. Các hoạt động học tập:

Mục tiêu

Nội dung

Hoạt động dạy học

Thời lượng

Lượng giá học viên

1. Nắm vững và trình bày được các quy định có liên quan của Bộ Luật lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật An toàn thực phẩm, Luật Phòng, chống HIV/AIDS.

- Trình bày hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành tại Việt Nam;

- Trình bày một số nội dung liên quan của Bộ Luật lao động, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật An toàn thực phẩm, Luật Phòng, chống HIV/AIDS;

- Trình bày một số văn bản hướng dẫn luật.

Thuyết giảng

Thảo luận

40 phút

Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.

2. Trình bày được nội dung cơ bản của các văn bản dưới luật hướng dẫn công tác an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Trình bày một số chế độ chính sách được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật áp dụng trong ngành y tế.

Thuyết giảng

Thảo luận

120 phút

Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.

3. Trình bày được yêu cầu và nhiệm vụ của người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Trình bày nội dung Điều 73 Luật An toàn vệ sinh lao động và các văn bản dưới luật có liên quan.

Thuyết giảng

Thảo luận

20 phút

Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.

5. Phương pháp lượng giá: Kết quả thảo luận/ làm việc nhóm.

 

Bài 2: Quản lý yếu tố có hại tại cơ sở sản xuất, kinh doanh và quan trắc môi trường lao động

1. Tên bài học:

Quản lý yếu tố có hại tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

2. Thời gian:

180 phút lý thuyết.

3. Mục tiêu học tập:

3.1. Trình bày khái niệm và nhận diện được các yếu tố có hại và nguy hiểm thường gặp tại nơi làm việc, ảnh hưởng sức khỏe người lao động và các nguyên tắc phòng chống;

3.2. Trình bày được nguyên tắc và quy trình tổ chức quan trắc môi trường lao động.

4. Các hoạt động học tập:

Mục tiêu

Nội dung

Hoat động dạy học

Thời lượng

Lượng giá học viên

1. Trình bày khái niệm và nhận diện được các yếu tố có hại và nguy hiểm thường gặp tại nơi làm việc, ảnh hưởng sức khỏe người lao động và các nguyên tắc phòng chống.

- Định nghĩa và phân loại yếu tố có hại, yếu tố nguy hiểm thường gặp tại nơi làm việc;

- Phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố có hại thường gặp đến sức khỏe người lao động;

- Nguyên tắc phòng chống yếu tố có hại tại nơi làm việc;

- Các nhóm giải pháp an toàn, vệ sinh lao động phòng chống yếu tố có hại tại nơi làm việc.

Thuyết giảng

Thảo luận nhóm

120 phút

Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.

2. Trình bày được nguyên tắc và quy trình tổ chức quan trắc môi trường lao động.

- Nội dung quan trắc môi trường lao động;

- Quy trình tổ chức quan trắc môi trường lao động.

Thuyết giảng

Thảo luận nhóm

60 phút

Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.

5. Phương pháp lượng giá: Kết quả thảo luận/ làm việc nhóm.

 

Bài 3: Bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp

1. Tên bài:

Bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp.

2. Thời gian:

270 phút lý thuyết.

3. Mục tiêu học tập:

3.1. Trình bày được một số khái niệm và phân loại bệnh nghề nghiệp;

3.2. Trình bày các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm hiện nay ở Việt Nam và một số biện pháp dự phòng;

3.3. Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe trước bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;

3.4. Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám giám định y khoa bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động;

3.5. Trình bày nguyên tắc bố trí vị trí việc làm phù hợp sức khỏe người lao động.

4. Các hoạt động học tập:

Mục tiêu

Nội dung

Hoạt động dạy học

Thời lượng

Lượng giá học viên

1. Trình bày được một số khái niệm và phân loại bệnh nghề nghiệp.

- Khái niệm chung về bệnh nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp đặc thù, bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm;

- Danh sách bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm;

- Phân loại các nhóm bệnh nghề nghiệp theo quy định hiện hành.

Thuyết giảng

45 phút

Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.

2. Trình bày các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm hiện nay ở Việt Nam và một số biện pháp dự phòng.

Một số bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm thường gặp (bệnh bụi phổi và phế quản, bệnh nhiễm độc nghề nghiệp, bệnh do yếu tố vật lý, bệnh đa nghề nghiệp, bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp);

- Nguyên nhân gây bệnh;

- Ngành nghề nguy cơ cao; Các biện pháp dự phòng bệnh nghề nghiệp (biện pháp kỹ thuật, cá nhân, y tế, tổ chức lao động) theo các nhóm bệnh nghề nghiệp:

- Bệnh lây qua đường hô hấp;

- Bệnh nhiễm độc hóa chất;

- Bệnh truyền nhiễm.

Thuyết giảng

Thảo luận nhóm

90 phút

Trả lời câu hỏi; Trình bày bài tập nhóm

3. Xây dựng được kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

- Giới thiệu các nội dung về chăm sóc, quản lý sức khỏe người lao động;

- Nguyên lý, phương pháp tổ chức hoạt động khám sức khỏe (khám bố trí việc làm, khám định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp).

Thuyết giảng

Thảo luận nhóm

45 phút

Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.

4. Xây dựng được kế hoạch và tổ chức khám giám định y khoa bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động.

- Các nội dung quy định về giám định y khoa bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;

- Quy trình nộp/ thực hiện hồ sơ giám định y khoa bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;

- Nội dung điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.

Thuyết giảng

Thảo luận nhóm

45 phút

Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.

5. Trình bày được nguyên tắc bố trí vị trí việc làm phù hợp sức khỏe người lao động.

- Đánh giá tình trạng sức khỏe người lao động dựa trên số liệu sẵn có về sức khỏe người lao động;

- Xác định vị trí làm việc phù hợp vời điều kiện sức khỏe của người lao động và các bước cần thực hiện để bố trí công việc.

Thuyết giảng

Thảo luận nhóm

45 phút

Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.

5. Phương pháp lượng giá: Kết quả thảo luận/ làm việc nhóm.

 

Bài 4: Sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc

1. Tên bài học:

Sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.

2. Thời gian:

90 phút lý thuyết + 270 phút thực hành.

3. Mục tiêu học tập:

3.1. Trình bày được nguyên tắc xây dựng kế hoạch đáp ứng sơ cứu, cấp cứu nạn nhân và tổ chức sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;

3.2. Thực hiện được một số kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản tại nơi làm việc.

4. Các hoạt động học tập:

Mục tiêu

Nội dung

Hoạt động dạy học

Thời lượng

Lượng giá học viên

1. Trình bày được nguyên tắc xây dựng kế hoạch đáp ứng sơ cứu, cấp cứu nạn nhân và tổ chức sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.

Kế hoạch đáp ứng sơ cứu, cấp cứu nạn nhân tại nơi làm việc

- Quy trình xử lý tai nạn lao động/ tình huống nguy hiểm cần xử lý;

- Quy trình khai báo tai nạn lao động/ tình huống nguy hiểm cần xử lý;

- Sơ cấp cứu trong tình huống khẩn cấp, thảm họa.

Tổ chức sơ cấp cứu

- Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức sơ cứu, cấp cứu;

- Nội dung cần chuẩn bị;

- Nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế).

Thuyết giảng

Thảo luận

90 phút

Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.

2. Thực hiện được một số kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản tại nơi làm việc.

Một số kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản:

- Cấp cứu ngừng thở, ngừng tim;

- Sơ cứu choáng, sốc;

- Băng bó;

- Sơ cứu vết thương phần mềm, chảy máu;

- Sơ cứu gãy xương;

- Sơ cứu bỏng;

- Sơ cứu điện giật;

- Sơ cứu khi bị ngộ độc;

- Sơ cứu khi bị say nắng, say nóng.

Thuyết giảng

Thực hành

270 phút

Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm. Thực hành

5. Phương pháp lượng giá: Kết quả thảo luận/ làm việc nhóm.

 

Bài 5: Phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc

1. Tên bài học:

Phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc.

2. Thời gian:

135 phút lý thuyết.

3. Mục tiêu học tập:

3.1. Trình bày các bệnh lây nhiễm thường gặp và tổ chức phòng chống dịch tại nơi làm việc;

3.2. Trình bày các bệnh không lây nhiễm thường gặp, yếu tố nguy cơ và các biện pháp dự phòng tại nơi làm việc.

4. Các hoạt động học tập:

Mục tiêu

Nội dung

Hoạt động dạy học

Thời lượng

Lượng giá học viên

1. Trình bày được các bệnh lây nhiễm thường gặp và tổ chức phòng chống dịch tại nơi làm việc.

- Một số bệnh truyền nhiễm, bệnh dịch thường gặp tại nơi làm việc;

- Tổ chức phòng chống các nhóm dịch bệnh:

ü Lây qua đường hô hấp;

ü Lây qua đường tiêu hóa;

ü Lây qua đường máu, dịch,...

Thuyết giảng

Thảo luận

75 phút

Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.

2. Trình bày được các bệnh không lây nhiễm thường gặp, yếu tố nguy cơ và các biện pháp dự phòng tại nơi làm việc.

- Một số bệnh không lây nhiễm thường gặp tại nơi làm việc.

- Yếu tố nguy cơ và các biện pháp dự phòng các bệnh không lây: cơ xương khớp, tâm thần, bệnh chuyển hóa, tim mạch, v.v...

Thuyết giảng

Thảo luận

60 phút

Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.

5. Phương pháp lượng giá: Kết quả thảo luận/ làm việc nhóm.

 

Bài 6: An toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại nơi làm việc

1. Tên bài học:

An toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại nơi làm việc.

2. Thời gian:

180 phút lý thuyết.

3. Mục tiêu học tập:

3.1. Trình bày các quy định hiện hành về điều kiện an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể bao gồm quy định lấy mẫu, lưu mẫu thực phẩm và tổ chức phòng ngừa, xử trí ngộ độc thực phẩm tại nơi làm việc;

3.2. Trình bày nhu cầu dinh dưỡng cho người lao động;

3.3. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật tại nơi làm việc.

4. Các hoạt động học tập:

Mục tiêu

Nội dung

Hoạt động dạy học

Thời lượng

Lượng giá học viên

1. Trình bày các quy định hiện hành về điều kiện an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể bao gồm quy định lấy mẫu, lưu mẫu thực phẩm và tổ chức phòng ngừa, xử trí ngộ độc thực phẩm tại nơi làm việc.

- Điều kiện an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành về an toàn thực phẩm;

- Nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ bếp ăn tập thể và các biện pháp phòng chống;

- Kế hoạch/ biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do bếp ăn tập thể, xác định rõ các nguồn lực cần thiết và vai trò của các bên liên quan;

- Quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.

Thuyết giảng

Thảo luận

90 phút

Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.

2. Trình bày được nhu cầu dinh dưỡng cho người lao động.

- Nguyên tắc, nội dung, phương pháp bổ sung dinh dưỡng cho người lao động theo nhu cầu năng lượng.

Thuyết giảng

Thảo luận

45 phút

Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.

3. Tổ chức thực hiện được việc bồi dưỡng hiện vật tại nơi làm việc.

- Quy định về bồi dưỡng hiện vật;

- Xây dựng kế hoạch và phối hợp với các bên liên quan thực hiện bồi dưỡng cho người lao động.

Thuyết giảng

Thảo luận

45 phút

5. Phương pháp lượng giá: Kết quả thảo luận/ làm việc nhóm.

 

Bài 7: Truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc

1. Tên bài học:

Truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc.

2. Thời gian:

135 phút lý thuyết.

3. Mục tiêu học tập:

3.1. Trình bày được các nội dung về nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc;

3.2. Trình bày được các phương pháp truyền thông vệ sinh lao động phù hợp tại nơi làm việc.

4. Các hoạt động học tập:

Mục tiêu

Nội dung

Hoạt động dạy học

Thời lượng

Lượng giá học viên

1. Trình bày được các nội dung về chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc.

- Định nghĩa, mục đích và sự cần thiết phải chăm sóc, nâng cao sức khỏe nơi làm việc;

- Các nguyên tắc nâng cao sức khỏe nơi làm việc;

- Các giải pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc.

Thuyết giảng

Thảo luận

45 phút

Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.

2. Trình bày được các phương pháp truyền thông vệ sinh lao động phù hợp tại nơi làm việc.

- Một số khái niệm:

+ Thông tin;

+ Truyền thông;

+ Giáo dục.

- Mục đích, vai trò của truyền thông, giáo dục;

- Phương pháp truyền thông và các phương tiện truyền thông:

+ Trực tiếp

+ Gián tiếp

- Đặc điểm, ưu nhược điểm của các phương pháp truyền thông;

- Nội dung truyền thông phù hợp theo đối tượng, phương pháp truyền thông, chủ đề cần truyền thông;

- Tổ chức hoạt động truyền thông giáo dục tại nơi làm việc.

Thuyết giảng

Thảo luận

90 phút

Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.

5. Phương pháp lượng giá: Kết quả thảo luận/ làm việc nhóm.

 

Bài 8: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở lao động

1. Tên bài học:

Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở lao động.

2. Thời gian:

90 phút lý thuyết + 90 phút thực hành.

3. Mục tiêu học tập:

3.1. Trình bày được các nội dung của kế hoạch an toàn vệ sinh lao động;

3.2. Liệt kê được các bên liên quan tham gia phối hợp, chức năng nhiệm vụ của từng bên và các nguồn lực cần thiết cho công tác lập và triển khai kế hoạch an toàn vệ sinh lao động;

3.3. Áp dụng được kiến thức, kỹ năng, phương pháp lập kế hoạch an toàn Vệ sinh lao động.

4. Các hoạt động học tập:

Mục tiêu

Nội dung

Hoạt động dạy học

Thời lượng

Lượng giá học viên

1. Trình bày được các nội dung kế hoạch an toàn vệ sinh lao động.

- Các nội dung yêu cầu của kế hoạch an toàn vệ sinh lao động.

Thuyết giảng

Thảo luận

30 phút

Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.

2. Liệt kê được các bên liên quan tham gia phối hợp, chức năng nhiệm vụ của từng bên và các nguồn lực cần thiết cho công tác lập và triển khai kế hoạch an toàn vệ sinh lao động.

- Các bên liên quan trong việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch an toàn vệ sinh lao động;

- Chức năng, nhiệm vụ của từng bên và cách thức phối hợp;

- Trang thiết bị cần thiết cho công tác an toàn vệ sinh lao động.

Thuyết giảng

Thảo luận

60 phút

3. Áp dụng được kiến thức, kỹ năng, phương pháp lập kế hoạch an toàn vệ sinh lao động.

- Lập kế hoạch liên quan đến cấu phần an toàn vệ sinh lao động theo quy định hiện hành.

Thực hành

90 phút

Trình bày cá nhân/nhóm

5. Phương pháp lượng giá: Kết quả thảo luận/ làm việc nhóm.

 

Bài 9: Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động

1. Tên bài học:

Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động.

2. Thời gian:

90 phút lý thuyết + 90 phút thực hành.

3. Mục tiêu học tập:

3.1. Lập và quản lý được thông tin về vệ sinh môi trường lao động;

3.2. Lập và quản lý được hồ sơ sức khỏe người lao động;

3.3. Thực hiện được chế độ báo cáo theo quy định.

4. Các hoạt động học tập:

Mục tiêu

Nội dung

Hoạt động dạy học

Thời lượng

Lượng giá học viên

4.1. Lập và quản lý được thông tin về vệ sinh môi trường lao động.

- Những nội dung trong hồ sơ vệ sinh môi trường lao động; - Lập danh mục thông tin về vệ sinh môi trường lao động cần quản lý.

Thuyết giảng

Thảo luận

30 phút

Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.

4.2. Lập và quản lý được hồ sơ sức khỏe người lao động.

- Nội dung quy định của hồ sơ sức khỏe người lao động;

- Lập hồ sơ sức khỏe (hồ sơ sức khỏe, hồ sơ khám, hồ sơ theo dõi tai nạn lao động...).

Thuyết giảng

Thảo luận

30 phút

4.3. Thực hiện được chế độ báo cáo theo quy định.

- Các nội dung vệ sinh lao động cơ sở sản xuất kinh doanh cần báo cáo;

- Quy định về nội dung, tần suất, hình thức, đơn vị tiếp nhận báo cáo theo quy định.

Thuyết giảng

Thảo luận

30 phút

4.4. Thực hành được việc lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động.

Thực hành được việc lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động.

Thực hành

90 phút

Trình bày cá nhân/ nhóm

5. Phương pháp lượng giá: Kết quả thảo luận/ làm việc nhóm.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Đăng Huy
272 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào