Việc giám sát bệnh nhân tử vong để phát hiện sự lưu hành của vi rút Dại trên người thực hiện thế nào?

Xin được hỏi là giám sát bệnh nhân tử vong để phát hiện sự lưu hành của vi rút Dại trên người được thực hiện như thế nào?

 1.  Giám sát bệnh nhân tử vong để phát hiện sự lưu hành của vi rút Dại trên người

Căn cứ Tiểu mục b Mục 8 Chương II Chương trình quốc gia về Phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 (ban hành kèm theo Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ) quy định về giám sát bệnh nhân tử vong để phát hiện sự lưu hành của vi rút Dại trên người như sau:

- Cán bộ y tế dự phòng có trách nhiệm phối hợp với bệnh viện tổ chức điều tra ngay khi nhận được thông tin, xác minh, lấy mẫu xét nghiệm bệnh nhân lâm sàng lên cơn dại gửi đến Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur để chẩn đoán xác định và tìm sự lưu hành của chủng vi rút Dại.

- Tại khu vực có bệnh nhân tử vong do Dại, phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành khử khuẩn và phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y điều tra xử lý ổ dịch Dại trên đàn chó, mèo tại địa phương (nếu có).

2. Giám sát người bị phơi nhiễm đi tiêm vắc xin phòng dại trên người

Căn cứ Tiểu mục a Mục 8 Chương II Chương trình quốc gia về Phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 (ban hành kèm theo Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ) quy định về giám sát người bị phơi nhiễm đi tiêm vắc xin phòng dại trên người như sau:

- Người bị chó, mèo cắn phải rửa ngay vết thương và đến các cơ sở y tế để được tiêm vắc xin phòng Dại. Các điểm tiêm đảm bảo đủ vắc xin để người dân có thể tiếp cận với việc điều trị dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm; trường hợp nhiều người bị chó, mèo cắn và có biểu hiện nghi mắc bệnh Dại phải báo ngay cho cơ quan thú y địa phương thực hiện các biện pháp ứng phó, xử lý ổ dịch Dại.

- Tổ chức tiêm phòng bệnh Dại cho người và báo cáo trên hệ thống theo quy định của Chương trình quốc gia phòng chống bệnh Dại trên người.

- Hằng năm, cơ quan y tế cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tiêm điều trị dự phòng của địa phương, vùng có báo cáo ca tử vong về bệnh Dại để xây dựng kế hoạch, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, bố trí kinh phí triển khai giám sát tiêm phòng vắc xin cho người bị phơi nhiễm bệnh Dại do bị động vật cắn.

- Bộ Y tế xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát bệnh Dại trên người trên phạm vi cả nước; lập bản đồ dịch tễ người bị động vật cắn phải điều trị dự phòng bệnh Dại để dự đoán chiều hướng và đánh giá nhu cầu vắc xin.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

133 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào