Hành vi không tiêu hủy động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà vứt xác động vật bị xử phạt như thế nào?

Thôn A bị công bố nằm trong vùng có dịch cúm gia cầm. Hộ gia đình bà Công có nuôi đàn vịt bị chết được xác định do nhiễm bệnh dịch cúm gia cầm, cần phải tiêu hủy. Tuy nhiên, bà Công không tiến hành tiêu hủy gia cầm chết mà đợi lúc trời tối mang xác gia cầm vứt ở hồ trong thôn. Hành vi này của bà Công bị người dân phát hiện và báo chính quyền địa phương xử lý. Bà Công bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y thì việc tiêu hủy động vật và sản phẩm của động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được thực hiện như sau:
1. Động vật mắc bệnh, xác động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch mà theo quy định phải tiêu hủy; sản phẩm của động vật bị giết mổ bắt buộc mà không sử dụng được và các chất độn chuồng, chất thải của động vật phải được đốt hoặc chôn sâu dưới đất theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y và phải bảo đảm quy trình kỹ thuật của cơ quan tài nguyên và môi trường. 
2. Xác động vật mắc bệnh nhiệt thán và chất độn chuồng, chất thải của chúng phải được đốt, chôn và đổ bê tông các hố chôn động vật dưới sự giám sát, chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp có thẩm quyền, theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân các cấp. 
Trong trường hợp bắt buộc phải xây dựng các công trình trên hố chôn động vật thì chủ công trình phải tuân theo mọi hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh trong việc đào, tiêu hủy toàn bộ các chất trong hố chôn, vệ sinh, tiêu độc môi trường tại nơi đó. Chủ công trình phải trả mọi chi phí cho việc này. 
Điểm b khoản 3 và điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi quy định chủ vật nuôi có hành vi vứt xác động vật mắc bệnh truyền nhiễm không đúng nơi quy định bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với chủ vật nuôi. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy xác động vật; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm.
Như vậy, hành vi của bà Công sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đồng thời, bà Công phải tiêu hủy đàn vịt và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở hồ mà bà vứt xác vịt.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
200 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào