Các sản phẩm thép Hàn Quốc được miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời?

Liên quan đến việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời, cho mình hỏi: Các sản phẩm thép Hàn Quốc được miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời?

Quyết định 1711/QĐ-BCT năm 2019 về áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được mạ hoặc không mạ, được sơn có xuất xứ từ Trung Hoa và Đại Hàn Dân quốc do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

Các sản phẩm được miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời

(i) Các sản phẩm có lớp nền là thép cán nóng;

(ii) Các sản phẩm có bề mặt không được sơn;

(iii) Các sản phẩm thép phủ màu PCM và VCM chất lượng cao được sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử và điện gia dụng;

(iv) Các sản phẩm thép phủ sơn PVDF sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện;

(v) Các sản phẩm thép phủ màu trong nước chưa sản xuất được;

(vi) Các sản phẩm đang được miễn trừ trong vụ việc tự vệ với sản phẩm tôn màu theo quyết định 1931/QĐ-BCT ngày 31 tháng 5 năm 2017 và Quyết định 1561/QĐ-BCT ngày 05 tháng 6 năm 2019.

Trong trường hợp các doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm thuộc các tiểu mục (i) và (ii) nêu trên, để được miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá cần căn cứ theo kết quả kiểm định của cơ quan Hải quan hoặc kết quả giám định của các tổ chức giám định hoạt động theo quy định pháp luật.

Trong trường hợp các doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm thuộc các tiểu mục (iii), (iv) và (v) nêu trên và chưa được cấp quyết định miễn trừ có thể nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp CBPG tạm thời tới Bộ Công Thương theo hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 06/2018/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2018.

Trong trường hợp các doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm thuộc tiểu mục (vi) nêu trên, đề nghị nộp cho cơ quan Hải quan bản sao chứng thực Quyết định miễn trừ do Bộ Công Thương ban hành.

Trân trọng!

Biện pháp chống bán phá giá
Hỏi đáp mới nhất về Biện pháp chống bán phá giá
Hỏi đáp Pháp luật
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc trên cơ sở kết quả rà soát lần thứ hai?
Hỏi đáp pháp luật
Việc xác định giá thông thường, giá xuất khẩu trong quá trình xử lý vụ việc bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Việc điều chỉnh giá thông thường, giá xuất khẩu khi xác định biên độ bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Việc tham vấn trong quá trình điều tra vụ việc bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Những thông tin nào được bảo mật trong quá trình điều tra vụ việc bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam?
Hỏi đáp pháp luật
Việc công khai kết luận sơ bộ vụ việc bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được tiến hành như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc giám sát việc thực hiện cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các nhà sản xuất bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá từ ngày 11/03/2023?
Hỏi đáp pháp luật
Các biện pháp chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc áp dụng biện pháp chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Biện pháp chống bán phá giá
179 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Biện pháp chống bán phá giá
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào