Cơ quan điều tra có được thay đổi biện pháp ngăn chặn không?

Anh hai tôi bị bắt về tội “Tội xâm phạm chỗ ở của người khác” từ ngày 15/5/2019. Ngày 2/6/2019, Cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định sử dụng biện pháp ngăn chặn đối với anh tôi là cấm đi khỏi nơi cư trú. Tuy nhiên, đến ngày 21/7/2019, Cơ quan điều tra lại thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với anh tôi thành tạm giam. Vậy cho tôi hỏi việc thay đổi biện pháp ngăn chặn từ cấm đi khỏi nơi cư trú thành tạm giam của cơ quan điều tra đối với anh tôi có đúng quy định của pháp luật không?  

Trường hợp quy định thay đổi biện pháp ngăn chặn thuộc một trong hai trường hợp sau:

Trường hợp thứ 1 

- Khi khởi tố bị can cơ quan điều tra đánh giá hành vi phạm tội đấy chỉ là ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng do vô ý hoặc bị can đang bị bệnh phải điều trị thì có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú. Tuy nhiên trong quá trình điều tra phát sinh hành vi phạm tội rất lớn, mức độ phạm tội là rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng buộc phải tạm giam điều tra.

Trường hợp thứ 2

- Trong quá trình điều tra cơ quan điều tra thấy bị can đang được áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú có dấu hiệu tiêu hủy chứng cứ, tẩu tán tài sản, một số vấn đề liên quan đến đe dọa người làm chứng cơ quan điều tra sẽ đề xuất đổi biện pháp ngăn chặn từ tại ngoại thành tạm giam.

Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về biện pháp ngăn chặn là tạm giam trong trường hợp:

Điều 119. Tạm giam

1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Tuy nhiên, tội “xâm phạm chỗ ở của người khác” thuộc trường hợp tội nghiêm trọng. Vì vậy, nếu như trong trường hợp này bạn là người có nơi cư trú rõ ràng và trong quá trình áp dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú” bạn không có hành vi tự ý đi khỏi nơi cư trú mà không có sự cho phép của cơ quan chức năng; trong quá trình điều tra bạn không có phát sinh hành vi phạm tội rất lớn hay mức độ phạm tội rất nghiêm trọng cũng như không thuộc một trong các trường hợp theo khoản 2 Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì việc thay đổi biện pháp ngăn chặn của Cơ quan cảnh sát điều tra là vi phạm quy định tại Điều 119 BLTTDS 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.

Trân trọng!

Cơ quan điều tra
Hỏi đáp mới nhất về Cơ quan điều tra
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ trưởng Cơ quan điều tra có quyền quyết định truy nã bị can hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức bộ máy của Cơ quan Điều tra hình sự gồm các cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp số điện thoại của cơ quan điều tra hình sự Viện kiểm sát nhân dân tối cao cập nhật năm 2024?
Hỏi đáp pháp luật
Bản kết luận điều tra vụ án là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ, chiến sĩ làm các công việc ở các nhà tạm giữ, nhà tạm giữ có buồng tạm giam trong quân đội được hưởng phụ cấp đặc thù là bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Duy nhất cơ quan điều tra mới có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự? Quyết định khởi tố vụ án hình sự có nội dung gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Cơ quan Cảnh sát Điều tra trong trường hợp quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn lao động được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Cơ quan Cảnh sát Điều tra trong trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn lao động là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cơ quan điều tra
Thư Viện Pháp Luật
377 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cơ quan điều tra
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào