Hỏi về đại tiện và tiểu tiện khi khám chữa bệnh y học cổ truyền có thể biết bệnh gì?

Tìm hiểu về quy trình khám chữa bệnh y học cổ truyền, thì tôi thấy bác sĩ có thể về một số dấu hiệu của người bệnh thì có thể biết được người bệnh mắc bệnh gì. Vậy Ban biên tập cho hỏi khi bác sĩ hỏi về đại tiện và tiểu tiện khi khám chữa bệnh y học cổ truyền có thể biết bệnh gì?

Tại quy trình số 4 của Quyết định 26/2008/QĐ-BYT về Quy trình kỹ thuật Y học cổ truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có quy định:

Hỏi về đại tiện và tiểu tiện: hỏi rõ về số lần và tình trạng của đại - tiểu tiện và các dấu hiệu kèm theo

+ Đại tiện:

Đi dễ hay khó:

- Đại tiện khó thuộc thực.

- Đại tiện dễ hơn bình thường hoặc không cầm được thuộc hư

Phân táo hay lỏng:

- Khô (táo) hơn bình thường là nhiệt vừa, nếu bón lại từng hòn là nhiệt nặng.

- Phân lỏng loãng thường thuộc hàn, nhưng đôi khi là nhiệt hoặc thực.

Tính chất phân:

- Đại tiện phân có máu mũi, kèm theo đau bụng quặn, mót rặn, toàn thân sốt là chứng Lỵ (thấp nhiệt).

- Đại tiện phân đen như bã cà phê, mùi thối khẳn... là viễn huyết (xuất huyết đường tiêu hoá trên).

- Đại tiện phân có máu đỏ tươi đa số là cận huyết (chảy máu do Trĩ).

- Đại tiện phân sống nhão, nát, trước khi đi đại tiện không đau bụng... đa số là tỳ vị hư hàn.

- Đại tịên phân nhão nát, có mùi chua hôi, phân lổn nhổn, sống phân có bọt, trước khi đại tiện thì đau bụng, sau khi đại tiện thì giảm đau, đó là hiện tượng thực ngưng

- Sáng sớm đã đau bụng, đi ngoài lỏng ... đa số là thận dương hư.

+ Tiểu tiện:

Đi dễ hơn hay khó hơn:

- Tiểu tiện khó, nhỏ giọt: chứng thực (u xơ tiền liệt tuyến, viêm bàng quang cấp, sỏi bàng quang...)

- Sau mổ không đái được: rối loạn khí hoá bàng quang

- Đái dễ hơn, dễ són đái không cầm được: chứng hư

Mầu sắc, số lượng:

- Nước tiểu trong, đái nhiều: hàn

- Nước tiểu vàng sẫm, đái ít: nhiệt

- Nước tiểu đục, đái rắt, đái buốt: thấp nhiệt

Thời gian đi tiểu: đi tiểu nhiều về đêm, hay đái dầm... là thận hư

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Y học cổ truyền
Hỏi đáp mới nhất về Y học cổ truyền
Hỏi đáp Pháp luật
Cử nhân y học cổ truyền được phép kê đơn thuốc cổ truyền cho bệnh nhân không?
Hỏi đáp pháp luật
Vị thuốc y học cổ truyền là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Phương pháp chích muối ăn vào dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền
Hỏi đáp pháp luật
Xin Giấy chứng nhận là lương y ở đâu đối với người được đặc cách đã tham gia khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh trong quản lý bệnh viện
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh trong hợp tác quốc tế
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh
Hỏi đáp pháp luật
Lãnh đạo bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những ai?
Hỏi đáp pháp luật
Các Phòng chức năng của bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm phòng nào?
Hỏi đáp pháp luật
Các khoa chuyên môn của bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm khoa nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Y học cổ truyền
Thư Viện Pháp Luật
487 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Y học cổ truyền
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào