Đóng dấu giáp lai của tổ chức trên hợp đồng công chứng và chứng thực bản sao được photo màu

Tổ chức kinh tế khi ký công chứng hợp đồng thế chấp có cần phải đóng dấu giáp lai của tổ chức kinh tế trên hợp đồng thế chấp không? Có được chứng thực bản sao từ bản chính mà bản sao được photo màu?  

Căn cứ Khoản 8 Điều 40 và Khoản 3 Điều 41 Luật công chứng năm 2014 quy định người yêu cầu công chứng phải ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch và phải ký trước mặt công chứng viên, trừ trường hợp người yêu cầu công chứng là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu của người có thẩm quyền giao kết hợp đồng, giao dịch tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng, giao dịch mà không cần ký trước mặt công chứng viên Theoq quy định tại Khoản 1 Điều 48.

Luật công chứng năm 2014 cũng quy định văn bản công chứng có từ hai tờ trở lên phải được tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu giáp lai giữa các tờ.

Như vậy, Luật công chứng năm 2014 quy định trường hợp tổ chức kinh tế tham gia ký kết hợp đồng thế chấp tại tổ chức hành nghề công chứng thì người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức kinh tế đó phải ký vào tất cả các trang của hợp đồng thế chấp đó (và ký trước mặt công chứng viên, trừ trường hợp đã đăng ký mẫu chữ ký) và quy định tổ chức hành nghề công chứng phải đóng dấu giáp lai chứ không quy định tổ chức kinh tế đó phải đóng dấu giáp lai vào hợp đồng thế chấp.

Mặt khác căn cứ Khoản 6 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định:

- Bản sao dùng để chứng thực là bản chụp từ bản chính.

- Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định này thì thực hiện chứng thực theo quy định khoản 3 Điều 20.

Căn cứ quy định nêu trên thì trường hợp bản sao là bản chụp (bản photo) từ bản chính và có nội dung đúng với bản chính, bản chính không thuộc trường hợp không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao thì bản sao đó có thể được xem xét chứng thực đúng với bản chính mà không phụ thuộc vào màu sắc của tờ giấy dùng để chụp (photo) bản sao. 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.

Trân trọng!

Chứng thực bản sao
Hỏi đáp mới nhất về Chứng thực bản sao
Hỏi đáp Pháp luật
Bản sao giấy tờ chứng thực có giá trị sử dụng trong bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn chứng thực bản sao điện tử từ bản chính chi tiết năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bản photo có phải là bản sao không? Ai có thẩm quyền cấp bản sao từ sổ gốc?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ chứng thực di chúc gồm những gì và thủ tục chứng thực di chúc thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính hiên nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Phí chứng thực hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Bản sao y và công chứng khác nhau như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn chứng thực online tiện lợi và nhanh chóng tại nhà?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dịch văn bản chứng thực phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng thực học bạ tuyển sinh lớp 10 ở UBND xã được không? Chứng thực học bạ tuyển sinh lớp 10 có cần bản gốc không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chứng thực bản sao
Thư Viện Pháp Luật
1,562 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chứng thực bản sao
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào