Sử dụng hình ảnh người khác để viết bài báo mà không có sự đồng ý có bị vi phạm?

Bà Mai là cá nhân bị xử phạt trong 01 quyết định hành chính đang gây nên nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Báo TNplus cử phóng viên Bảo đến viết bài về vụ việc của bà Mai. Sau đó, được sự đồng ý của bà Mai, Bảo đã chụp hình và đăng tải hình ảnh chân dung của Bà Mai lên mặt báo cùng bài viết. Mâu thuẫn xảy ra khi bà Mai không đồng tình với nội dung bài viết và đã quyết định kiện Bảo vì đã đăng tải hình ảnh của mình khi chưa được phép. Trong nội dung khởi kiện, bà Mai đòi bồi thường thiệt hại là 300.000.000 đồng. Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi, liệu bà Mai kiện và đòi bồi thường như vậy có đúng không? 

Dựa vào nội dung bạn cung cấp, bước đầu có thể xác định được rằng đây là một quan hệ dân sự bị vi phạm và nội dung của quan hệ này nằm ở Khoản 1 Điều 32 Bộ Luật dân sự 2015 quy định như sau:

- Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

- Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

- Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Như vậy, việc bà Mai kiện Bảo vì sử dụng hình ảnh của mình khi chưa có sự đồng ý là hoàn toàn có căn cứ.

Xét việc bà Mai đòi bồi thường 300.000.000 đồng cho tổn thất của mình, căn cứ cho việc này được quy định tại Khoản 1 Điều 687 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

- Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng.

Đồng thời căn cứ Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại khi bị xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần, chi phí khắc phục, thu nhập bị mất… cho người bị xâm phạm trước hết do các bên thoả thuận.

Nếu không thoả thuận được, Bảo có thể khởi kiện ra tòa án thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
128 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào