Nội dung quản lý công chức, viên chức, người lao động tại Bộ Tư pháp

Tôi hiện đang giữ chức danh Cục trưởng thuộc Bộ Tư pháp. Tôi được phân cấp quản lý từ Thứ trưởng của Bộ. Nhưng tôi vẫn chưa rõ khi được phân công quản lý thì phạm vi quản lý của tôi gồm những gì và giới hạn ra sao? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi.

Căn cứ theo Điều 4 Quy chế phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức và người lao động trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 518/QĐ-BTP năm 2019 thì đối tượng quản lý của anh là công chức, viên chức và người lao động thuộc cấp quản lý của anh, bao gồm những nội dung sau:
- Quản lý vị trí việc làm, cơ cấu công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức; biên chế, số lượng người làm việc;

- Quản lý tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành;

- Quy hoạch, đánh giá, phân loại công chức, viên chức;

- Tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc, bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức;

- Phân công công việc, thuyên chuyển, điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí công tác;

- Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ;

- Chuyển ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức; thi, xét nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;

- Nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn, cho hưởng phụ cấp, kéo dài thời gian công tác, tinh giản biên chế, cho thôi việc, nghỉ không hưởng lương, nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với công chức, viên chức;

- Quản lý và thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ;

- Kỷ luật công chức, viên chức, người lao động;

- Thực hiện công tác bảo hiểm xã hội đối với công chức, viên chức, người lao động;

- Cử công chức, viên chức tham gia công tác ở trong nước;

- Công tác kê khai tài sản, thu nhập;

- Báo cáo, thống kê công chức, viên chức;

- Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về công chức, viên chức và người lao động; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo phân cấp và quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

- Các nội dung quản lý công chức, viên chức khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Thư Viện Pháp Luật

Bộ Tư pháp
Hỏi đáp mới nhất về Bộ Tư pháp
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Tư pháp hiện nay là ai? Tiểu sử của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi trong lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Đường dây nóng của Bộ Tư pháp để phản ánh về tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp được quy định như thế nào? Nhiệm vụ của Bộ Tư pháp trong hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp?
Hỏi đáp pháp luật
có được xét chuyển cán bộ tư pháp xã?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của cán bộ tư pháp
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp liên quan đến vốn ODA, vốn ưu đãi
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Tư pháp trong quản lý nhà nước về thi hành án hành chính
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Tư pháp khi người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ Tư pháp
125 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bộ Tư pháp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào