Quy định về quản lý văn bản điện tử của các cơ quan Nhà nước

Tôi hiện là công chức Nhà nước, tôi đang tìm hiểu một số quy định vể việc quản văn bản điện tử như là giá trị pháp lý, thời điểm gửi nhận, xử lý,.... Nên ban tư vấn vui lòng cung cấp giúp tôi quản lý văn bản điện tử của các cơ quan Nhà nước được quy định như thế nào?

Tại Mục 2 Chương 3 Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, có quy định về quản lý văn bản điện tử như sau:

Điều 35. Giá trị pháp lý của văn bản điện tử

1. Văn bản điện tử phù hợp với pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị pháp lý tương đương với văn bản giấy trong giao dịch giữa các cơ quan nhà nước.

2. Văn bản điện tử gửi đến cơ quan nhà nước không nhất thiết phải sử dụng chữ ký điện tử nếu văn bản đó có thông tin về người gửi, bảo đảm tính xác thực về nguồn gốc và sự toàn vẹn của văn bản.

Điều 36. Thời điểm gửi, nhận văn bản điện tử

1. Thời điểm gửi một văn bản điện tử tới cơ quan nhà nước là thời điểm văn bản điện tử này nhập vào hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo.

2. Cơ quan nhà nước được Chính phủ giao trách nhiệm có nhiệm vụ xây dựng hệ thống thông tin bảo đảm xác định thời điểm nhận và gửi văn bản điện tử. Thời điểm nhận là thời điểm văn bản điện tử nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định.

Điều 37. Thông báo nhận được văn bản điện tử

Cơ quan nhà nước có trách nhiệm thông báo ngay bằng phương tiện điện tử cho người gửi về việc đã nhận văn bản điện tử sau khi xác nhận được tính hợp lệ của văn bản đó.

Điều 38. Tiếp nhận văn bản điện tử và lập hồ sơ lưu trữ

1. Văn bản điện tử gửi đến cơ quan nhà nước phải được sao lưu trong hệ thống lưu trữ điện tử.

2. Việc sao lưu hoặc biện pháp tiếp nhận khác phải chỉ ra được thời gian gửi và kiểm tra được tính toàn vẹn của văn bản điện tử.

3. Văn bản điện tử của cơ quan nhà nước phải được đưa vào hồ sơ lưu trữ theo cách bảo đảm chính xác thực, an toàn và khả năng truy nhập văn bản điện tử đó.

Điều 39. Xử lý văn bản điện tử

Cơ quan nhà nước có quyền sử dụng các biện pháp kỹ thuật đối với văn bản điện tử nếu thấy cần thiết để làm cho văn bản điện tử đó dễ đọc, dễ lưu trữ và để phân loại nhưng bảo đảm không thay đổi nội dung văn bản điện tử đó.

Điều 40. Sử dụng chữ ký điện tử

1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm sử dụng chữ ký điện tử để xác nhận văn bản điện tử cuối cùng.

2. Chữ ký điện tử của cơ quan nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về giao dịch điện tử.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Trân trọng và chúc sức khỏe!

Văn bản điện tử
Hỏi đáp mới nhất về Văn bản điện tử
Hỏi đáp pháp luật
Văn bản điện tử đã được sao y chữ ký số khi in ra văn bản giấy có giá trị hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Sử dụng chữ ký điện tử trong văn bản điện tử gửi đến cơ quan Nhà nước?
Hỏi đáp pháp luật
Giá trị pháp lý của văn bản điện tử?
Hỏi đáp pháp luật
Xác định thời điểm cơ quan nhà nước nhận/gửi văn bản điện tử?
Hỏi đáp pháp luật
Gửi đơn kiện bằng bằng văn bản điện tử liệu có nhận được thông báo nhận đơn khởi kiện?
Hỏi đáp pháp luật
Văn bản điện tử trong đấu thầu là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Tính hợp lệ của văn bản điện tử trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định hiện hành
Hỏi đáp pháp luật
Văn bản điện tử là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Văn bản điện tử trong hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc nhà nước bao gồm những văn bản nào?
Hỏi đáp pháp luật
Văn bản điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Văn bản điện tử
Thư Viện Pháp Luật
160 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Văn bản điện tử
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào