Kiểm tra chất lượng giống thủy sản trong sản xuất, ương dưỡng

Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Minh Trang. Hiện tại, công việc của tôi có liên quan đến lĩnh vực nuôi thủy sản. Vì vậy, tôi cần tìm hiểu một số thông tin, Ban biên tập cho tôi hỏi: Việc kiểm tra chất lượng giống thủy sản trong sản xuất, ương dưỡng được thực hiện như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi mong sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập! (trang***@gmail.com)

Việc kiểm tra chất lượng giống thủy sản trong sản xuất, ương dưỡng được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:

1. Cơ quan kiểm tra

a) Tổng cục Thủy sản: Kiểm tra chất lượng giống thủy sản bố mẹ; kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

b) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh: Kiểm tra chất lượng giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; kiểm tra chất lượng giống thủy sản bố mẹ hoặc kiểm tra thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi được Tổng cục Thủy sản ủy quyền.

2. Căn cứ kiểm tra:

a) Quy định tại Điều 32 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

b) Tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Nội dung kiểm tra:

a) Kiểm tra sự phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm tra có thể sử dụng chuyên gia thực hiện việc đánh giá theo các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

b) Lấy mẫu thử nghiệm khi phát hiện có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng sau khi thực hiện các nội dung quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

4. Người lấy mẫu phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư này.

5. Sai số cho phép trong phân tích chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Trình tự và thủ tục kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

7. Xử lý kết quả kiểm tra chất lượng thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Điều 6 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trên đây là nội dung quy định về việc kiểm tra chất lượng giống thủy sản trong sản xuất, ương dưỡng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

138 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào