Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

Tôi hiện công tác tại phòng lao dộng thương binh và xã hội, tôi hiện muốn biết một số quy định cụ thể về các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại đâu? Nguyễn Vũ (vu****@gmail.com)

Theo đó thì tại Chương II Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, có quy định các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên bao gồm:

1. Nhắc nhở:

- Nhắc nhở là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính để chỉ ra những vi phạm do người chưa thành niên thực hiện, được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau:

+ Vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo;

+ Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.

- Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng biện pháp nhắc nhở.

Nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ.

2. Quản lý tại gia đình:

- Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 90 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau:

+ Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;

+ Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;

+ Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.

- Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.

- Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình từ 03 tháng đến 06 tháng.

- Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có hiệu lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã ra quyết định phải gửi quyết định cho gia đình và phân công tổ chức, cá nhân nơi người đó cư trú để phối hợp, giám sát thực hiện.

Người chưa thành niên đang quản lý tại gia đình được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.

- Trong thời gian quản lý tại gia đình, nếu người chưa thành niên tiếp tục vi phạm pháp luật thì người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp này và xử lý theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng và chúc sức khỏe!

Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
Hỏi đáp mới nhất về Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
Hỏi đáp pháp luật
Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
Hỏi đáp pháp luật
Có mấy biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, bao gồm những biện pháp nào?
Hỏi đáp pháp luật
Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
Hỏi đáp pháp luật
Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính được hiểu như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Cho ví dụ về biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
Thư Viện Pháp Luật
204 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào