Nghỉ Tết dài ngày, có được trừ phép năm?

Công ty em thông báo nghỉ tết như sau: “1/CB-CNV toàn Công ty được nghỉ tết Nguyên Đán Kỷ Hợi năm 2019 từ 31/01/2019 (nhằm ngày 26/12 âm lịch) 2/ Ngày khai trương: Vào lúc 9 giờ 00 sáng ngày 16/02/2019 (nhằm ngày 12/01 âm lịch). 3/ Các ngày nghỉ tết sau khi trừ các ngày nghỉ tết theo qui định của Bộ luật lao động, các ngày nghỉ tết còn lại được tính vào tiêu chuẩn phép năm 2019.” Như vậy theo thông báo trên thì toàn bộ nhân viên sẽ bị trừ 9 ngày phép trong năm 2019, cho em hỏi nội dung thông báo trên có đúng các quy định của pháp luật không? Công ty chưa tham khảo ý kiến công đoàn và chỉ có thông báo như vậy cho người lao động. Rất mong nhận được sự giải đáp thắc mắc của Quý luật sư Em xin trân trọng cảm ơn!

Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động 2012 thì:

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

b) Tết Âm lịch 05 ngày;

...

3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

Điểm b Khoản 1 Điều này được hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định 45/2013/NĐ-CP như sau:

1. Thời gian nghỉ Tết Âm lịch theo Khoản 1 Điều 115 của Bộ luật lao động do người sử dụng lao động lựa chọn 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm âm lịch hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch.

2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo phương án nghỉ Tết Âm lịch cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.

Như vậy, người lao động sẽ được nghỉ Tết Âm lịch 05 ngày. Nếu các ngày nghỉ này trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ bù. Và các ngày nghỉ còn lại có thể sẽ trừ vào phép năm (vấn đề này có thể đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động). Căn cứ theo các quy định nêu trên thì nếu ngày nghỉ hằng tuần của công ty mình là thứ bảy, chủ nhật hoặc chỉ nghỉ chủ nhật thì cũng không bị trừ đến 09 ngày phép năm. Và việc nghỉ Tết dài ngày sau đó trừ vào phép năm hiện nay cũng có nhiều công ty đang áp dụng nên Anh/Chị không cần quá lo lắng về vấn đề này vì nếu người sử dụng lao động và người lao động cùng thống nhất thì không trái quy định pháp luật.

Khoản 2 Điều 111 Bộ luật lao động 2012 quy định:

Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

Theo quy định trên, có thể trước đó, nội dung thỏa thuận này đã có trong hợp đồng lao động nên công ty không tham khảo ý kiến của người lao động nữa. Tuy nhiên, nếu không có thỏa thuận trong hợp đồng lao động nhưng công ty tự ý quyết định và thông báo lịch nghỉ, đồng thời trừ vào phép năm của người lao động là trái quy định.

Ban biên tập thông tin đến Anh/Chị! Để nắm chi tiết các vấn đề liên quan đến lịch nghỉ tết, tiền thưởng tết, vui lòng tham khảo thêm tại bài viết: NGHỈ TẾT - THƯỞNG TẾT 2020..

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
237 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào