Cử nhân luật có được làm người bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa hình sự hay không?

Em tên là Huy Hoàng, hiện em đang là học sinh trung học, em rất thích nghề luật và dự tính sẽ thi vào các trường có đào tạo ngành luật. Tuy nhiên, cái đích mà em muốn nhắm đến là được làm người bào chữa mà học luật sư thì lại phải tốn thêm thời gian rất nhiều. Vì vậy, em muốn hỏi mọi người một câu như sau: Cử nhân luật có được làm người bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa hình sự hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

Theo đó, tại Khoản 2 Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về những người có thể trở thành người bào chữa bao gồm:

- Luật sư;

- Người đại diện của người bị buộc tội;

- Bào chữa viên nhân dân;

- Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Để biết cử nhân luật có được tham gia bào chữa tại phiên tòa tố tụng hình sự hay không thì Ban biên tập dựa vào Luật sư 2006; Luật trợ giúp pháp lý 2006 để cung cấp cho bạn các tiêu chuẩn để trở thành những người có thể trở thành người bào chữa như sau:

Đối tượng

 

Tiêu chuẩn

 

Luật sư

- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;

- Có bằng cử nhân luật;

- Đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm để hành nghề luật sư, có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.

Người đại diện 

   Người đại diện của người bị buộc tội

 

Bào chữa viên nhân dân

- Là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên;

- Trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;

- Được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

Trợ giúp viên pháp lý

Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây:

- Có phẩm chất đạo đức tốt;

- Có trình độ cử nhân luật trở lên;

- Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;

- Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.

 

Căn cứ vào các quy định hiện hành về những người được trở thành người bào chữa trong số 4 tư cách: luật sư, người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân, trợ giúp viên pháp lý, đối chiếu các tiêu chuẩn, ta thấy với trình độ cử nhân luật, một người nếu không thuộc các trường hợp không được làm người bào chữa theo quy định và được Tòa cấp giấy chứng nhận bào chữa thì có thể trở thành người bào chữa cho người bị buộc tội với tư cách là người đại diện của người bị buộc tội hoặc bào chữa viên nhân dân (trường hợp là thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình).

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
206 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào