Người có hành vi tham nhũng bị xử lý như thế nào theo quy định cũ?

Tôi rất quan tâm tới các tin tức về vấn nạn tham nhũng (trước đây tôi có làm việc trong nhà nước, nay đã nghĩ hưu). Tôi cũng đang nghiên cứu các vấn đề về tham nhũng dưới góc độ pháp luật. Cho tôi hỏi: Trước khi Luật phòng, chống tham nhũng hiện nay có hiệu lực thì người có hành vi tham nhũng bị xử lý như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập trả lời giúp tôi. Xin cám ơn! Bích Phương (bbpphuo***@gmail.com)

Việc xử lý người có hành vi tham nhũng được quy định từ Điều 21 đến Điều 24 Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1988 như sau:

Điều 21 (Điều này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Chống tham nhũng năm 2000)

Người nào có một trong các hành vi tham nhũng quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh này mà cấu thành tội phạm quy định tại các điều 278, 279, 280, 281, 282, 283 và 284 của Bộ luật hình sự thì bị xử lý theo Bộ luật hình sự.

Điều 22

Người có hành vi tham nhũng nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, giá trị tài sản tham nhũng, mức độ thiệt hại và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ quy định tại Điều 23 của Pháp lệnh này mà bị xử lý bằng một trong các hình thức kỷ luật sau đây :

1. Khiển trách;

2. Cảnh cáo;

3. Hạ bậc lương;

4. Hạ ngạch;

5. Cách chức, bãi nhiệm;

6. Buộc thôi việc.

Điều 23

1. Các tình tiết tăng nặng để xem xét áp dụng hình thức kỷ luật đối với người có hành vi tham nhũng :

a) Dùng thủ đoạn xảo quyệt che giấu hành vi vi phạm của mình;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng của mình;

c) Không chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc nộp lại tài sản tham nhũng hoặc bồi thường thiệt hại do hành vi tham nhũng của mình gây ra.

2. Các tình tiết giảm nhẹ để xem xét áp dụng hình thức kỷ luật đối với người có hành vi tham nhũng :

a) Chủ động khai báo hành vi tham nhũng trước khi bị phát hiện;

b) Tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi tham nhũng của mình gây ra;

c) Tự giác nộp lại tài sản tham nhũng, bồi thường thiệt hại do hành vi tham nhũng của mình gây ra.

Điều 24

Người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, bãi nhiệm thì bị chuyển công tác khác không liên quan đến công việc dễ xảy ra tham nhũng.

Người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, thì không được tiếp nhận làm cán bộ, công chức trong thời gian từ ba năm đến năm năm, kể từ ngày có quyết định kỷ luật.

Người có hành vi tham nhũng là thành viên của cơ quan, tổ chức có điều lệ hoặc quy chế riêng thì ngoài việc bị xử lý kỷ luật theo quy định của Pháp lệnh này, còn bị xử lý theo điều lệ hoặc quy chế của cơ quan, tổ chức đó.

Người có hành vi tham nhũng làm việc theo chế độ hợp đồng lao động thì bị xử lý theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Trên đây là nội dung quy định về việc xử lý đối với người có hành vi tham nhũng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1988.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
157 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào