Các khu vực bảo vệ di tích theo Luật di sản văn hóa 2001

Xin chào tất cả các bạn thành viên của Ban tư vấn. Chúc các bạn có một ngày làm việc thành công. Các bạn cho tôi hỏi theo Luật di sản văn hóa 2001 thì các khu vực bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được pháp luật quy định như thế nào?

Theo quy định của pháp luật thì di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước ta.

Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh (di tích) được chia thành:

- Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương;

- Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia;

- Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia.

Các khu vực di tích phải được bảo vệ theo quy định của pháp luật.

Theo đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật di sản văn hóa 2001 thì các khu vực bảo vệ di tích bao gồm:

- Khu vực bảo vệ I gồm di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích, phải được bảo vệ nguyên trạng;

- Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh khu vực bảo vệ I của di tích, có thể xây dựng những công trình phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích nhưng không làm ảnh hưởng tới kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích.

Trong trường hợp không xác định được khu vực bảo vệ II thì việc xác định chỉ có khu vực bảo vệ I đối với di tích cấp tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, đối với di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quyết định, đối với di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Việc xây dựng các công trình ở khu vực bảo vệ II đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, đối với di tích cấp tỉnh phải có sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Các khu vực bảo vệ được xác định trên bản đồ địa chính, kèm theo biên bản khoanh vùng bảo vệ và phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận trong hồ sơ di tích.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Di sản văn hóa
Hỏi đáp mới nhất về Di sản văn hóa
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu loại di sản văn hóa? Nhà nước có những chính sách gì về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa?
Hỏi đáp Pháp luật
Di sản văn hóa vật thể là gì? Việt Nam có các di sản văn hóa vật thể nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể khác nhau như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Di sản văn hóa nào của Việt Nam được UNESCO công nhận gần đây nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách di sản văn hóa tư liệu được UNESCO công nhận tại Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn hóa là gì? Các loại hình văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sửa đổi đơn xin đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật Quốc gia áp dụng từ ngày 15/01/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia áp dụng từ ngày 15/01/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Di sản văn hóa là gì? Việt Nam có các di sản văn hóa nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Di sản văn hóa
Thư Viện Pháp Luật
199 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Di sản văn hóa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào