Mã ngành hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác

Chị Hồ Thị Thu Thảo có gửi về Ban biên tập email với nội dung thắc mắc như sau: Nhóm ngành hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác bao gồm những hoạt động gì? Mã ngành là bao nhiêu? 

Theo quy định tại Phụ lục II Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì:

91: HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN, LƯU TRỮ, BẢO TÀNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA KHÁC

Ngành này gồm: Hoạt động của các thư viện và các nơi lưu trữ văn thư; Hoạt động của mọi loại bảo tàng, của các vườn bách thú bách thảo; việc bảo tồn di tích lịch sử; hoạt động bảo tồn thiên nhiên. Nhóm này còn bao gồm cả việc bảo tồn và trưng bày các đồ vật, các khu và các kỳ quan thiên nhiên mang tính lịch sử, văn hóa và giáo dục (ví dụ như các di sản thế giới, v.v...)

Loại trừ: Các hoạt động thể thao và vui chơi giải trí như hoạt động của các bãi tắm và các công viên giải trí được phân vào ngành 93 (Hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí).

910: Hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác

9101 - 91010: Hoạt động thư viện và lưu trữ

Nhóm này gồm: Hoạt động cung cấp sách báo, tranh ảnh, tài liệu, thông tin do các thư viện và cơ quan lưu trữ quốc gia, các phòng đọc, phòng nghe - nhìn thực hiện. Phạm vi hoạt động bao gồm tổ chức thu thập (chuyên môn hoá và không chuyên môn hoá), làm thư mục, tìm kiếm theo yêu cầu cung cấp thông tin, hoặc cất giữ sách, báo, tạp chí, phim, đĩa, băng, bản đồ... Đối tượng phục vụ của các hoạt động này là các sinh viên, các nhà nghiên cứu khoa học, các chính khách, các hội viên hoặc đông đảo quần chúng quan tâm.

9102 - 91020: Hoạt động bảo tồn, bảo tàng

Nhóm này gồm: Các hoạt động khai thác, sử dụng bảo tàng các loại như bảo tàng cách mạng, bảo tàng lịch sử, bảo tàng nghệ thuật, bảo tàng khoa học và kỹ thuật, bảo tàng đồ trang sức, đồ gốm, y phục và đồ dùng, bảo tàng kiến trúc...bao gồm cả hoạt động bảo tồn các ngôi nhà, các di tích và các công trình lịch sử.

Loại trừ:

- Hoạt động nâng cấp và trùng tu các khu di tích lịch sử và các công trình xây dựng được phân vào ngành F (Xây dựng);

- Khôi phục các tác phẩm nghệ thuật và các vật thể thu thập đưa vào bảo tàng được phân vào nhóm 90000 (Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí);

- Hoạt động thư viện và lưu trữ được phân vào nhóm 91010 (Hoạt động thư viện và lưu trữ).

9103 - 91030: Hoạt động của các vườn bách thảo, bách thú và khu bảo tồn tự nhiên

Nhóm này gồm:

- Hoạt động của các vườn bách thảo, bách thú, bao gồm cả vườn thú dành cho trẻ em;

- Hoạt động giữ gìn thiên nhiên, kể cả bảo tồn cuộc sống hoang dã...

Loại trừ:

- Dịch vụ làm đẹp phong cảnh và làm vườn được phân vào nhóm 81300 (Dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan);

- Hoạt động của các khu dành cho săn bắn và câu cá giải trí được phân vào nhóm 93190 (Hoạt động thể thao khác).

Trên đây là nội dung quy định về nhóm ngành hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

Tra cứu ngành nghề kinh doanh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tra cứu ngành nghề kinh doanh
Hỏi đáp pháp luật
Mã ngành dịch vụ hỗ trợ giáo dục bao gồm những dịch vụ nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của Công ty TNHH 1TV do tổ chức làm chủ sở hữu như: Thay đổi tên doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; ngành nghề kinh doanh; vốn điều lệ, người đại diện
Hỏi đáp pháp luật
Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của Công ty TNHH 2 thành viên trở lên như: Thay đổi tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, thành viên góp vốn, vốn điều lệ, tỷ l
Hỏi đáp pháp luật
Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của Công ty hợp danh như: Thay đổi tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, thành viên hợp danh/góp vốn, vốn điều lệ, tỷ lệ vốn
Hỏi đáp pháp luật
Bổ sung ngành nghề kinh doanh mua bán nợ
Hỏi đáp pháp luật
Có đúng là từ ngày 01/7/2015, khi Luật mới có hiệu lực, doanh nghiệp sẽ không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh mà được tự do kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật không cấm?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh nhưng không thay đổi mục tiêu dự án.
Hỏi đáp pháp luật
Công dân tự do đăng ký ngành nghề kinh doanh?
Hỏi đáp pháp luật
Bổ sung ngành nghề kinh doanh
Hỏi đáp pháp luật
Bốc xếp hàng hóa cảng biển gồm có những hoạt động nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tra cứu ngành nghề kinh doanh
505 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tra cứu ngành nghề kinh doanh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào