Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro của ngân hàng chính sách xã hội

Tôi hiện đang tìm hiểu về ngân hàng chính sách xã hội. Theo như tôi biết thì ngân hàng chính sách xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Tôi có thắc mắc về việc quản lý tài chính của ngân hàng chính sách xã hội. Vậy anh/chị trong Ban biên tập cho hỏi trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro của ngân hàng chính sách xã hội được quy định như thế nào? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Thanh An - Lâm Đồng

Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro của ngân hàng chính sách xã hội được quy định tại Điều 8 Thông tư 62/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội kèm theo Quyết định 180/2002/QĐ-TTg và 30/2015/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó: 

1. Ngân hàng Chính sách xã hội được lập Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý rủi ro tín dụng đối với dư nợ cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định của pháp luật. Việc trích lập Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được tiến hành vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được sử dụng để xử lý các Khoản nợ không thu hồi được theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Nguồn hình thành Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng:

2.1. Dự phòng chung được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.

2.2. Dự phòng cụ thể được trích lập trên cơ sở cân đối thu nhập, chi phí hàng năm của Ngân hàng Chính sách xã hội.

3. Mức trích Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng như sau:

3.1. Mức trích dự phòng chung bằng 0,75% tính trên số dư nợ cho vay không bao gồm nợ quá hạn và nợ khoanh tại thời Điểm lập dự phòng.

3.2. Ngân hàng Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định Khoản trích dự phòng cụ thể trên cơ sở kết quả phân loại nợ, khả năng tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội.

4. Số dư Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng tối đa bằng tổng số dư nợ quá hạn và nợ khoanh tại thời Điểm trích lập. Trường hợp số dư Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng lớn hơn mức tối đa, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch thừa vào thu nhập của Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro không đủ bù đắp số rủi ro trong năm, Chủ tịch Hội đồng quản trị báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

5. Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm quy định và thực hiện việc sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro của ngân hàng chính sách xã hội. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 62/2016/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

Chúc sức khỏe và thành công! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
377 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào