Thiết kế kỹ thuật công trình nhà máy điện hạt nhân

Thiết kế kỹ thuật công trình nhà máy điện hạt nhân được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thành Vinh. Hiện tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về thiết kế xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân, nhưng có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là thiết kế kỹ thuật công trình nhà máy điện hạt nhân được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Thiết kế kỹ thuật công trình nhà máy điện hạt nhân được quy định tại Điều 5 Thông tư 23/2013/TT-BCT quy định nội dung, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành, cụ thể như sau:

1. Căn cứ lập Thiết kế kỹ thuật.

2. Danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng.

3. Thuyết minh chung

a) Thông tin chung: Mô tả chung địa điểm xây dựng; điều kiện tự nhiên, địa lý; cơ sở hạ tầng, kết nối với hệ thống giao thông và thông tin liên lạc; công suất nhà máy, công nghệ được lựa chọn; các tòa nhà, thiết bị, hệ thống chính;

b) Yêu cầu cơ bản đối với nhà máy.

4. Các yêu cầu thiết kế

a) Các yêu cầu thiết kế kỹ thuật đối với: Các thiết bị chính (lò phản ứng; tuabin, máy phát và các thiết bị khác); các hệ thống chính (hệ thống cung cấp hơi chính; các hệ thống đảm bảo an toàn; hệ thống quản lý và lưu giữ nhiên liệu đã qua sử dụng; hệ thống xử lý và lưu giữ chất thải phóng xạ; hệ thống điện; hệ thống đo lường, điều khiển, bảo vệ; hệ thống thông gió và điều hòa không khí và các hệ thống đồng bộ khác);

b) Các yêu cầu về an toàn;

c) Các yêu cầu thiết kế kiến trúc, kết cấu.

5. Đặc tính kỹ thuật của hệ thống kỹ thuật và các thiết bị

Gồm tổng quan của hệ thống kỹ thuật; nguyên lý thiết kế; đặc tính kỹ thuật chính; yêu cầu thử nghiệm, kiểm tra đối với các hệ thống, thiết bị sau:

a) Lò phản ứng;

b) Hệ thống làm mát lò phản ứng;

c) Tuabin, máy phát điện;

d) Hệ thống hơi chính, hệ thống bình ngưng và làm mát bình ngưng;

đ) Hệ thống an toàn;

e) Hệ thống đo lường, điều khiển và bảo vệ;

g) Hệ thống điện tự dùng nhà máy và hệ thống cấp điện khẩn cấp;

h) Sân phân phối và đấu nối với hệ thống điện Quốc gia;

i) Hệ thống xử lý, lưu giữ và quản lý, nhiên liệu, nhiên liệu đã sử dụng;

k) Hệ thống xử lý và lưu giữ chất thải phóng xạ;

l) Hệ thống bảo vệ và kiểm soát phóng xạ;

m) Hệ thống thông gió và điều hòa không khí;

n) Hệ thống cấp nước kỹ thuật;

o) Hệ thống hơi tự dùng;

p) Hệ thống thông tin liên lạc;

q) Hệ thống phòng cháy chữa cháy;

r) Hệ thống thiết bị của Trung tâm huấn luyện;

s) Hệ thống thiết bị của Trung tâm ứng phó sự cố;

t) Các hệ thống khác của nhà máy.

6. Giải pháp kiến trúc, kết cấu và vật liệu xây dựng

Gồm giải pháp kiến trúc, kết cấu xây dựng và vật liệu xây dựng đối với các hạng mục công trình chính và các công trình phụ trợ sau:

a) Tòa nhà lò;

b) Tòa nhà tuabin;

c) Tòa nhà ứng phó sự cố;

d) Tòa nhà điều khiển, điều hành;

đ) Tòa nhà xử lý, cấp nước và các bể chứa nước;

e) Tòa nhà cấp điện dự phòng;

g) Tòa nhà phụ trợ;

h) Trung tâm huấn luyện;

i) Cơ sở lưu giữ nhiên liệu và nhiên liệu đã sử dụng;

k) Cơ sở lưu giữ và xử lý chất thải phóng xạ;

l) Cảng và đê chắn sóng;

m) Hệ thống kho, xưởng và các công trình đồng bộ khác.

7. Tổ chức và tổng tiến độ xây dựng

a) Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng (khu tổ hợp thiết bị, khu phụ trợ, lán trại, khu chứa vật liệu, khu bãi thải xây dựng);

b) Tổ chức xây dựng và các biện pháp thi công chính;

c) Tổng tiến độ xây dựng trong đó thể hiện tiến độ hoàn thành các hạng mục công trình, khối lượng xây lắp chính, vật tư, vật liệu, nhu cầu nhân lực, thiết bị thi công, kế hoạch thử nghiệm và vận hành.

8. Bản vẽ

a) Bố trí chung và tổng mặt bằng nhà máy;

b) Mặt bằng, mặt cắt của nhà máy và các hạng mục công trình;

c) Các sơ đồ cân bằng nhiệt;

d) Sơ đồ hệ thống đường ống hơi, nước và khí nén;

d) Phần cơ khí;

đ) Phần điện;

e) Phần đo lường, điều khiển và bảo vệ;

g) Hệ thống thông tin, theo dõi giám sát và thu thập dữ liệu;

h) Hệ thống thông gió, điều hòa không khí;

i) Kiến trúc, kết cấu;

k) Tổ chức thi công, xây dựng;

l) Các bản vẽ khác.

9. Tổng dự toán

Tổng dự toán của dự án nhà máy điện hạt nhân được xác định bằng cách cộng các dự toán chi phí của các công trình và các chi phí có liên quan thuộc dự án, gồm các nội dung chính sau:

a) Cơ sở lập Tổng dự toán;

b) Dự toán các công trình được lập phù hợp với quy định tại Điều 8, Điều 9 của Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, các quy định đặc thù đối với dự án điện hạt nhân;

c) Tổng dự toán dự án nhà máy điện hạt nhân.

10. Các tài liệu khác

a) Hồ sơ thiết kế phòng cháy chữa cháy;

b) Chương trình đảm bảo chất lượng;

c) Bảo vệ thực thể;

d) Các báo cáo và tính toán khác.

Trên đây là nội dung câu trả lời về thiết kế kỹ thuật công trình nhà máy điện hạt nhân. Để hiểu rõ và chi tiêt hơn về vấn đè này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 23/2013/TT-BCT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
204 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào