Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu gỗ cao su, điều

Công ty có mua củi cao su, điều của nông dân trồng không có hóa đơn, chứng từ xác minh xuất xứ, nguồn gốc do cơn mưa đầu mùa có lốc xoáy mạnh, làm ngã đổ hàng chục hécta điều và cao su. 1. Nay muốn xuất ra nước ngoài phải làm xuất xứ nguồn gốc như thế nào? 2. Điều kiện pháp lý và trình tự, cách thức làm thủ tục như thế nào?

1/ Chính sách hàng hóa:

Căn cứ Điều 7 Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định:

“Điều 7. Cấm xuất khẩu

Cấm xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ thuộc các trường hợp sau:

1. Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước.

2. Xuất khẩu vì mục đích thương mại sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA do Chính phủ quy định (trừ gỗ là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước và những trường hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này) và Phụ lục I của CITES khai thác từ tự nhiên.”

Đối chiếu quy định nêu trên, lô hàng là “củi cao su, điều của nông dân trồng” được phép xuất khẩu như hàng hóa thương mại thông thường.

2/ Về hồ sơ hải quan xuất khẩu lô hàng:

Căn cứ Điều 13 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về hồ sơ lâm sản trong lưu thông:

“Điều 13. Lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng trồng tập trung, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán

1. Hồ sơ lâm sản có nguồn gốc khai thác từ rừng trồng tập trung của tổ chức xuất ra gồm: hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.

2. Hồ sơ lâm sản có nguồn gốc khai thác từ vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán của tổ chức xuất ra gồm: hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

3. Hồ sơ lâm sản do cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra: bảng kê lâm sản có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã.”

Khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng, ngoài hồ sơ hải quan theo quy định hiện hành tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính, Công ty phải xuất trình hồ sơ lâm sản theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 nêu trên.

3/ Về kiểm dịch thực vật:

Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định:

“Điều 1. Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

2. Sản phẩm của cây

a) Các loại củ, quả, hạt, hoa, lá, thân, cành, gốc, rễ, vỏ cây;”

Căn cứ Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định:

“8. Trường hợp xuất khẩu những vật thể không thuộc Danh mục quy định tại Điều này sẽ được thực hiện kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của nước nhập khẩu và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập.”

Căn cứ quy định nêu trên mặt hàng củi cao su, điều thuộc diện phải kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu.

Thư Viện Pháp Luật

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

250 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào