Khối lượng mỗi mẫu hàng hóa xuất nhập khẩu cần lấy để phân tích, kiểm định hải quan

Khối lượng mỗi mẫu hàng hóa xuất nhập khẩu cần lấy để phân tích, kiểm định hải quan được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật! Tôi đang trong quá trình làm đề tài khoa học về hoạt động, thủ tục hải quan và mua bán hàng hóa quốc tế. Có một thắc mắc pháp lý mong được các anh chị giải đáp để tôi hoàn thành đề tài. Quý anh chị cho tôi hỏi: Khối lượng mỗi mẫu hàng hóa xuất nhập khẩu cần lấy để phân tích, kiểm định hải quan được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này tại văn bản nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị. Tôi xin chân thành cám ơn! Mai Anh (0946***)

Khối lượng mỗi mẫu hàng hóa xuất nhập khẩu cần lấy để phân tích, kiểm định hải quan được quy định tại Phần IV Phụ lục I Quy chế kiểm định, phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2999/QĐ-TCHQ năm 2017 như sau:

2.1. Đối với hàng hóa là hóa chất, sản phẩm hóa chất, thực phẩm, dược phẩm...

- Dạng thành phẩm hoặc đóng gói bán lẻ:

+ Hàng hóa đóng gói bán lẻ có trọng lượng của một đơn vị đóng gói dưới 500gr hoặc 500ml: Lượng mẫu cần lấy phù hợp với đơn vị đóng gói, đảm bảo từ 250gr hoặc 250ml đến 500gr hoặc 500ml.

+ Hàng hóa đóng gói bán lẻ có trọng lượng của một đơn vị đóng gói từ 500gr - 1000gr hoặc từ 500ml - 1000ml: Lượng mẫu cần lấy là một đơn vị hàng hóa.

+ Hàng hóa đóng gói bán lẻ có trọng lượng của một đơn vị đóng gói lớn hơn 1000gr hoặc 1000ml: Lượng mẫu cần lấy là 250gr - 500gr hoặc 250ml- 500ml.

- Dạng chưa thành phẩm, chưa đóng gói bán lẻ hoặc ở dạng khác: Lượng mẫu cần lấy là 250gr - 500gr hoặc 250ml - 500ml. Riêng đối với hàng hóa là sản phẩm của dầu mỏ lấy 2000ml cho một mẫu; quặng, than lấy 2kg.

2.2. Hàng hóa là các mặt hàng cơ khí điện tử:

Mẫu yêu cầu phân tích phải là một đơn vị nguyên chiếc, nguyên bộ, hoặc một bộ phận của chúng.

2.3. Hàng hóa là sắt thép:

2.3.1. Thép tròn chưa được sơn phủ mạ hoặc đã được sơn phủ mạ (kể cả loại có gân trên bề mặt):

2.3.1.1. Trường hợp nghi ngờ làm thép cốt bê tông

- Thép tròn trơn cán nóng, dạng cuộn cuốn không đều (đường kính từ 8mm trở xuống); Cáp thép dự ứng lực; Các mặt hàng thép khai báo vào nhóm 98.39: lấy 02 bộ mẫu, niêm phong riêng từng bộ mẫu. Mỗi bộ mẫu tối thiểu 06 đoạn thẳng, mỗi đoạn dài từ 600mm (0,6m) trở lên. (Lưu ý không bẻ cong gập mẫu khi gửi phân tích để phân loại).

- Thép tròn trơn cán nóng, dạng cuộn cuốn không đều (đường kính trên 8mm): lấy 02 bộ mẫu, niêm phong riêng từng bộ mẫu. Mỗi bộ mẫu tối thiểu 03 đoạn thẳng, mỗi đoạn dài từ 600mm (0,6m) trở lên. (Lưu ý không bẻ cong gập mẫu khi gửi phân tích để phân loại).

2.3.1.2. Trường hợp không nghi ngờ làm thép cốt bê tông

- Đường kính dưới 1mm: khối lượng mẫu thiểu tối thiểu 200g.

- Đường kính từ 1mm đến dưới 3mm: lấy mẫu dài tối thiểu 3000mm (3m).

- Đường kính từ 3mm đến dưới 5mm: lấy mẫu dài tối thiểu 500mm (0,5m).

- Đường kính từ 5mm đến dưới 10mm: lấy mẫu dài tối thiểu dài 1500 mm (1,5 m).

- Đường kính từ 10mm đến dưới 40mm: lấy mẫu dài tối thiểu dài 200mm (0,2m)

- Đường kính từ 40mm đến dưới 100mm: lấy mẫu dài tối thiểu dài 100mm (0,1m);

- Đường kính từ 100mm trở lên: lấy mẫu dài tối thiểu 50mm (Trường hợp mẫu có đường kính lớn trên 250mm, có thể lấy một phần mẫu dạng hình bán nguyệt, kèm ảnh chụp mẫu có xác nhận của Chi cục để khẳng định thông tin kích thước của mẫu thực nhập).

2.3.2. Thép dạng ống:

- Đối với mặt hàng ống dẫn dầu dẫn khí, ống chịu áp lực cao: lấy 02 bộ mẫu, niêm phong riêng từng bộ mẫu. Mỗi bộ mẫu gồm 02 đoạn thẳng, mỗi đoạn dài tối thiểu dài 1200mm (1,2 m).

- Đối với các loại ống khác: lấy 02 bộ mẫu, niêm phong riêng từng bộ mẫu. Mỗi bộ mẫu gồm 01 đoạn thẳng, mỗi đoạn dài tối thiểu 400mm (Trường hợp đường kính ngoài lớn trên 100mm có thể lấy mẫu dài tối thiểu 200mm).

2.3.3. Các loại thép khác:

- Dây thép làm lõi cáp nhôm dẫn điện chịu lực: lấy 02 bộ mẫu, niêm phong riêng từng bộ mẫu. Mỗi bộ mẫu gồm 01 đoạn thẳng, mỗi đoạn dài tối thiểu 1200mm (1,2 m).

- Thép cán phẳng (đã được sơn phủ mạ hoặc chưa sơn phủ mạ): lấy mẫu kích thước tối thiểu 200mm x 200mm; đảm bảo chọn mẫu ở vị trí đại diện, bề mặt phải phẳng, không lồi lõm, cong vênh, biến dạng.

- Phôi thép (bán thành phẩm) dạng phiến: lấy mẫu có kích thước tối thiểu (60x60)mm tại vị trí đảm bảo có bề mặt đại diện (kèm ảnh chụp mẫu có xác nhận của Chi cục để khẳng định thông tin kích thước của mẫu thực nhập).

- Phôi thép (bán thành phẩm) dạng thanh dài: lấy mẫu chiều dài tối thiểu 50mm.

- Cáp thép dự ứng lực: lấy mẫu có chiều dài tối thiểu 1200mm (1,2m).

- Cáp thép khác: lấy mẫu có chiều dài tối thiểu 1000mm (1m).

- Thép dạng thanh hình:

+ Chữ L, U...: lấy mẫu chiều dài tối thiểu 100mm (0,1m).

+ Chữ H, I: lấy mẫu chiều dài tối thiểu 1000mm (1m).

2.4. Hàng hóa là các loại vải, nguyên liệu dệt:

- Đối với các loại vải: cắt 1m dài theo hết khổ vải. Lưu ý vị trí cắt mẫu: tránh cắt mẫu ở vị trí đầu hoặc cuối cuộn/tấm vải; nên cắt cách đầu cuộn/tấm vải ít nhất 2m và không cắt ở các vị trí lớp vải tiếp xúc trực tiếp với bao bì hoặc lõi cuộn vải, vị trí vải bị lỗi.

- Xơ, sợi: lấy khoảng 100gr hoặc 1 đơn vị sản phẩm; nếu cần xác định độ mảnh thì lấy 200m và cuộn trên lõi cứng chống rối.

2.5. Hàng hóa là giấy, bột giấy:

Đối với các loại giấy: lấy 3m2/mẫu gấp theo hình vuông có cạnh tối thiểu là 300mm; đối với bột giấy lấy 500gr/mẫu.

2.6. Hàng hóa là plastic, cao su không ở dạng nguyên sinh (lỏng, bột, hạt, nhão...) thuộc mục 2.1 nêu trên:

- Dạng tấm, phiến, màng, lá, cuộn: lấy 1m2 hoặc 5 - 10 tờ.

- Dạng thanh, que, ống, nẹp: lấy 200mm.

- Dạng thành phẩm: lấy 2 chiếc (cái)

* Lưu ý: Trường hợp mẫu phức tạp, không thể lấy mẫu được theo hướng dẫn trên thì đơn vị yêu cầu phân tích trao đổi trực tiếp với Cục Kiểm định hải quan hoặc các Chi cục Kiểm định nơi gửi yêu cầu phân tích để được hướng dẫn cụ thể.

Trên đây là nội dung quy định về khối lượng mỗi mẫu hàng hóa xuất nhập khẩu cần lấy để phân tích, kiểm định hải quan. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 2999/QĐ-TCHQ năm 2017.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

Xuất nhập khẩu
Hỏi đáp mới nhất về Xuất nhập khẩu
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về hoạt động quản lý tàu bay nhập khẩu vào Việt Nam như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn thực hiện thủ tục tái xuất khẩu xe ô tô đã tạm nhập khẩu miễn thuế năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu không có nhãn phụ có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện nhập khẩu bột trứng gà là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế chống bán phá giá được áp dụng trong vòng bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoản vay nhập khẩu hàng trả chậm có phải thực hiện đăng ký khoản vay với ngân hàng nhà nước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Xuất khẩu phi mậu dịch là gì? Hàng phi mậu dịch có được bán không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế nhập khẩu ô tô năm 2024 là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xuất nhập khẩu
749 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Xuất nhập khẩu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào