Điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên của người làm công tác dự trữ quốc gia

Điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên của người làm công tác dự trữ quốc gia được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang muốn tìm hiểu một số quy định liên quan đến chế độ, chính sách đối với người làm công tác dự trữ quốc gia để phục vụ cho công việc của mình. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu tôi gặp một chút khó khăn vướng mắc. Vì vậy, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên của người làm công tác dự trữ quốc gia được quy định ra sao? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều. Minh Khánh (khanh***@gmail.com)

Điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên của người làm công tác dự trữ quốc gia được quy định tại Điều 9 Nghị định 94/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Dự trữ quốc gia như sau:

1. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên như sau:

a) Công chức, viên chức, có thời gian công tác tại cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên;

b) Quân nhân, công an nhân dân có thời gian làm công tác dự trữ quốc gia đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 33/2014/TT-BTC thì những đối tượng được quy định tại Khoản 1 Điều này có thời gian làm việc tại các đơn vị thuộc cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách trong các thời kỳ theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư này đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.

2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên

a) Thời gian làm việc tại cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách, làm công tác dự trữ quốc gia thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại Điểm a Khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên gồm: Thời gian phục vụ trong quân đội, công an được hưởng phụ cấp thâm niên, thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, cơ yếu, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng và nhà giáo (nếu có);

c) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên.

3. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên

a) Thời gian tập sự hoặc thời gian hợp đồng làm việc có thời hạn;

b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

đ) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

- Ngoài ra, nội dung quy định tại Khoản 2 và 3 Điều này còn được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 33/2014/TT-BTC

Trên đây là nội dung tư vấn về điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên của người làm công tác dự trữ quốc gia. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 94/2013/NĐ-CP.

Trân trọng thông tin đến bạn!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

152 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào