Phương pháp nung kín dược liệu trong chế biến các vị thuốc cổ truyền

Phương pháp nung kín dược liệu trong chế biến các vị thuốc cổ truyền được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Phạm Thiên Trường. Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động chế biến các vị thuốc cổ truyền Việt Nam. Tôi có một thắc mắc cần Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp cho tôi. Cho tôi hỏi, phương pháp nung kín dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền được thực hiện như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Phạm Thiên Trường (thientruong*****@gmail.com)

Nung kín dược liệu là một trong những phương pháp phức chế dược liệu trong chế biến các vị thuốc cổ truyền nhằm thay đổi thể chất của vị thuốc, vị thuốc giòn, xốp tạo thuận lợi cho việc nghiền, tán các vị thuốc. Hoạt động nung kín dược liệu để chế biến các vị thuốc cổ truyền phải đảm bảo đúng các kỹ thuật theo quy định của pháp luật để đảm bảo không làm hư hỏng, mất tác dụng của dược liệu.

Phương pháp nung kín dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền được quy định tại Khoản 1 Điều 14 Phụ lục I về phương pháp chung chế biến các vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:

a) Mục đích: Là thay đổi thể chất của vị thuốc, vị thuốc giòn, xốp tạo thuận lợi cho việc nghiền, tán.

b) Kỹ thuật và ứng dụng chế biến:

- Cho dược liệu vào dụng cụ nung, đậy nắp kín, cấp nhiệt đến 300-500°C, giữ nhiệt độ nung đến khi đạt tiêu chuẩn riêng đối với từng vị thuốc. Lấy ra, để nguội, tán, rây lấy bột mịn;

- Phương pháp này áp dụng chế biến một số dược liệu: Trân châu mẫu (vỏ trai), Mẫu lệ, Cửu khổng, Than hoạt tính, Xương động vật, Tóc người (Huyết dư), Tông lư...

c) Yêu cầu chất lượng sau chế biến: Đạt tiêu chuẩn riêng đối với mỗi vị thuốc.

Trên đây là nội dung tư vấn về phương pháp nung kín dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
205 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào