Không còn làm việc nữa có được hưởng chế độ thai sản không?

Chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện tại đang mang thai 24 tuần rồi. Trước kia tôi có làm tại công ty và tham gia Bảo hiểm xã hội 12 tháng, nay tôi đã nghỉ, bảo hiểm xã hội của tôi được kết vào tháng 3 năm 2017. Tôi nghĩ mình đã đóng đủ 6 tháng nếu tôi sanh con vào tháng 10 sẽ được tiền thai sản. Nhưng bây giờ bác sĩ nói con tôi bị dị tật phải bỏ. Vậy nếu tôi buộc phải bỏ thì tôi có được hưởng chế độ thai sản khi không còn làm việc hay không? Rất mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn rất nhiều! Bích Ngọc (0908****)

Đối với thắc mắc của bạn, căn cứ quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể như sau:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Điều kiện hưởng chế độ thai sản trên đây áp dụng với những đối tượng đã đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Cho nên, nếu trong thời gian làm việc, bạn đã đóng bảo hiểm xã hội theo đúng thời gian luật định thì khi không còn làm việc nữa, bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản bình thường. Bạn có thể tham khảo mức hưởng chế độ thai sản dưới đây theo quy định tại Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy địnhtại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về việc hưởng chế độ thai sản. Để hiểu chi tiết hơn, bạn vui lòng xem thêm tại Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Trân trọng!

Chế độ thai sản
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chế độ thai sản
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho nam khi vợ sinh và cách viết?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy xác nhận đủ sức khỏe đi làm sớm sau sinh mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho lao động nữ mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ đi làm sớm sau thai sản thì hưởng những chế độ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đi làm lại sau khi nghỉ thai sản thì lao động nữ có còn được làm lại công việc cũ trước đây?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ sinh mổ có được nghỉ dưỡng sức sau thai sản không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty chậm báo tăng lao động khi hết thời gian nghỉ thai sản thì bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nam có vợ sinh con thì được hưởng chế độ thai sản năm 2024 bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, người lao động đóng bảo hiểm xã hội mấy tháng thì được hưởng thai sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin về sớm hưởng chế độ thai sản mới nhất năm 2024 và hướng dẫn cách viết?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chế độ thai sản
Thư Viện Pháp Luật
138 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chế độ thai sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào