Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ Luật hình sự 2015

Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng được quy định như thế nào theo Bộ Luật hình sự 2015? Tôi tên là Hoàng Anh, công tác tại Bình Dương. Tôi vừa đọc Điều 221 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) về tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Nhờ quý cơ quan tư vấn giúp tôi dấu hiệu pháp lý cụ thể của tội danh này. Mong nhận được câu trả lời từ quý cơ quan. Tôi xin chân thành cảm ơn. (0905***)  

Theo quy định tại Điều 221 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) thì:

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán;

b) Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;

c) Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán;

d) Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ quy định của Luật kế toán;

đ) Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

a) Vì vụ lợi;

b) Có tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

d) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Dầu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng đó là:

Khách thể: Người phạm tội này có hành vi xâm phạm quy định của nhà nước về kế toán.

Chủ thể: Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt. Là người có chức vụ, quyền hạn thực hiện công việc kế toán và đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt khách quan: Tội phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện các hành vi sau:

Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán;

Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;

Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán;

Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ quy định của Luật kế toán;

Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.

Hậu quả: Hành vi phải gây thiệt hại nghiêm trọng mới cấu thành tội danh này.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội danh này với lỗi cố ý trực tiếp (biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, mong muốn hậu quả xảy ra).

Trên đây là nội dung tư vấn về tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Bộ Luật hình sự 2015.

Trân trọng! 

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

162 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào