Tội bức tử được quy định như thế nào theo Bộ Luật hình sự 2015?

Tội bức tử được quy định như thế nào theo Bộ Luật hình sự 2015? Tôi tên là Nguyễn Ngọc Minh, công tác tại Tp.HCM. Xin tư vấn giúp tôi về dấu hiệu pháp lý của tội bức tử trong Bộ Luật hình sự 2015? Mức hình phạt đối với tội này? Tôi xin chân thành cám ơn. (0905***)   

Theo quy định tại Điều 130 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) thì:

1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.

- Từ quy định này có thể thấy, dấu hiệu pháp lý được mô tả trong cấu thành tội phạm của tội bức tử là:

Khách thể: Quyền được bảo vệ về sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tín mạng con người.

Chủ thể: Là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 16 tuổi trở lên (căn cứ Điều 12 BLHS 2015). 

Mặt khách quan: Là hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình. Biểu hiện như: Đánh đập, bỏ đói, bắt nạn nhân làm việc nặng nhọc quá mức cho phép, xúc phạm nghiêm trọng danh dự nạn nhân... Hành vi này thường lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc nạn nhân tự sát. Hành vi tự sát phải do chính nạn nhân thực hiện, trường hợp nạn nhân muốn chết nhưng lại không tự mình thực hiện hành vi mà nhờ người khác giúp thì không cấu thành tội phạm này. 

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện với lỗi vô ý hoặc lỗi cố ý gián tiếp.

Về mức hình phạt: Nếu thuộc trường hợp cấu thành tội phạm cơ bản theo Khoản 1 Điều luật thì mức hình phạt từ 2 đến 7 năm tù.

Đối với trường hợp có tình tiết tăng nặng tại Khoản 2 Điều luật, thì mức hình phạt là từ 5 năm đến 12 năm.

- Phân biệt tội bức tử (Điều 130) với tội hành hạ người khác (Điều 140): 

Điểm khác nhau giữa tội bức tử và tội hành hạ người khác là ở hậu quả của hành vi phạm tội. Hành vi khách quan của tội bức tử phải dẫn đến hậu quả là nạn nhân tự sát như đã phân tích ở trên. Còn tội hành hạ người khác thì không dẫn đến hậu quả làm nạn nhân tự sát.

Trên đây là nội dung tư vấn về tội bức tử. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật hình sự 2015.

Trân trọng! 

Tội bức tử
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội bức tử
Hỏi đáp pháp luật
Tội bức tử
Hỏi đáp pháp luật
Quy định của pháp luật về các trường hợp phạm tội cụ thể của tội bức tử
Hỏi đáp pháp luật
Các dấu hiệu cơ bản của người bị coi là phạm tội bức tử
Hỏi đáp pháp luật
Người bị phạm tội bức tử phải thỏa mãn những điều kiện nào
Hỏi đáp pháp luật
Quy định của pháp luật về tội bức tử
Hỏi đáp pháp luật
Mức án đối với tội bức tử
Hỏi đáp pháp luật
Thế nào thì bị coi là phạm tội bức tử?
Hỏi đáp pháp luật
Mức án đối với tội bức tử?
Hỏi đáp pháp luật
Tội bức tử được quy định như thế nào theo Bộ Luật hình sự 2015?
Hỏi đáp pháp luật
Tội bức tử theo quy định của Bộ Luật hình sự 1985
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội bức tử
325 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội bức tử
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào