Có được mang máy khoan tay lên máy bay không?

Có được mang máy khoan tay lên máy bay không? Chào các bạn trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Văn Bền, hiện đang sinh sống và làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Nghệ An. Vừa rồi, trong chuyến vào Sài Gòn thăm người bà con, lúc trở về trên chuyến bay của hãng hàng không X, tôi có mang theo một chiếc khoan tay khá gọn nhẹ trong hành lý để về quê sử dụng với mục đích sữa chữa các vật dụng trong gia đình. Tuy nhiên, nhân viên an ninh yêu cầu tôi bỏ lại chiếc khoan rồi mới cho tôi làm thủ tục lên máy bay. Trước giờ tôi chưa từng nghe ai nói không được mang khoan tay lên máy bay bao giờ vì bản chất nó nhỏ gọn, tôi cũng đã cất vào hành lý xách tay chứ không để riêng ra ngoài nên tôi không chấp nhận lý do từ chối của nhân viên an ninh. Nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi trường hợp này, tôi đúng hay nhân viên an ninh kia đúng? Có quy định nào không cho mang khoan tay lên máy bay không? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!  Bùi Văn Bền (0907****

Đối với thắc mắc của bạn về việc bị cấm đưa dụng cụ lao động là khoan tay lên máy bay, chúng tôi áp dụng quy định tại Khoản 4 Mục I Danh mục vật phẩm là hàng nguy hiểm được phép mang theo người, hành lý lên tàu bay ban hành theo Quyết định 633/QĐ-CHK năm 2016 về Danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm mang theo người, hành lý lên tàu bay.

Theo đó, các dụng cụ lao động có thể sử dụng được để gây thương tích nghiêm trọng hoặc đe dọa đến an toàn của tàu bay bao gồm: 

a) Xà beng; cuốc, thuổng, xẻng, mai, liềm;

b) Khoan và mũi khoan, bao gồm cả khoan bằng tay;

c) Các loại dụng cụ có lưỡi dài trên 06 cm có cán và có khả năng sử dụng làm vũ khí như tuốc-nơ-vít, tràng, đục …;

d) Các loại búa, cờ-lê, mỏ lết, kìm có chiều dài trên 10 cm;

đ) Các loại cưa, lưỡi cưa bao gồm cả cưa bằng tay;

e) Đèn khò;

g) Dụng cụ bắn vít, bắn đinh.

Trường hợp khoan tay của bạn thuộc danh mục các dụng cụ lao động bị cấm mang lên máy bay, cụ thể được đề cập tại Điểm b Khoản 4 trên đây. Xét bản chất của khoan tay dù chỉ là dụng cụ nhằm mục đích sử dụng trong lao động, và không biểu hiện tính chất nguy hiểm rõ ràng ra bên ngoài như các loại vũ khí, tuy nhiên, việc quy định thuộc danh mục các dụng cụ bị cấm mang lên máy bay xuất phát từ quá trình phân tích, cân nhắc tác dụng của khoan tay khi sử dụng có khả năng gây sát thương nghiêm trọng. Và nhân viên hàng không không thể lường trước được liệu hành khách mang theo khoan tay dù rất nhỏ gọn lên máy bay có chắc chắn đảm bảo an toàn hay không. Nên trong một số trường hợp dù hành khách khá bất mãn với quy định này nhưng để hạn chế đến mức thấp nhất sự cố, các hành vi can thiệp đối với quá trình hoạt động của tàu bay thì việc cấm tuyệt đối là biện pháp đảm bảo nhất. 

Mặt khác, xuất phát từ đặc thù của phương tiện tàu bay so với các phương thức vận tải khác và an toàn trong hoạt động khai thác bay nói riêng, an ninh quốc gia nói chung cũng như căn cứ vào tính chất nguy hiểm của các dụng cụ lao động có khả năng đe dọa tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người thì việc đưa ra danh mục các loại vũ khí mà hành khách không được mang lên máy bay là hoàn toàn cần thiết và hợp lý. Thực hiện quy định này, tại các cảng hàng không, sân bay, các hãng hàng không đều thực hiện quy định làm thủ tục soi chiếu, kiểm tra, giám sát trong giai đoạn check in hàng hóa, hành lý xách tay cũng như ký gửi của hành khách rất nghiêm ngặt.

Như vậy, căn cứ quy định trên đây, việc bạn bị từ chối được mang khoan tay lên máy bay là hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật. Xét cho cùng, quy định này cũng xuất phát từ vấn đề đảm bảo an toàn cho tất cả hành khách trong đó có bạn và an ninh hàng không quốc gia nói chung. Bạn lưu ý rút kinh nghiệm áp dụng đúng vào những lần sau để có những chuyến bay an toàn và ý nghĩa.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thắc mắc của bạn đối với việc có được phép mang khoan tay lên máy bay hay khôngĐể hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 633/QĐ-CHK năm 2016. 

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
231 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào