Phải làm gì khi bị bôi nhọ trên Facebook

Tôi rất bức xúc khi gần đây bị một người bôi nhọ trên Facebook qua việc thường xuyên gửi tin nhắn hoặc bình luận với nội dung xúc phạm danh dự nhân phẩm. Án mạng từ lời bình luận trên facebook Khi bị tôi chặn nick, người này lại lập tài khoản khác hoặc chuyển số điện thoại khác để tiếp tục xúc phạm tội. Tôi phải làm gì lúc này để bảo vệ mình?
Theo quy định của pháp luật, hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác là hành vi trái pháp luật nên người thực hiện hành vi đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy tố về tội "Làm nhục người khác".

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, người có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ – CP ngày 13/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, việc "cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác; sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.00 đồng”.

Trong trường hợp người nhắn tin bôi nhọ có hành vi cố ý xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Làm nhục người khác" theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự. Theo đó người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm…

Ngoài ra, theo quy định của luật, người có hành vi cố ý bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Vu khống" theo Điều 122 Bộ luật Hình sự. Tội này có các mức phạt từ cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Nếu phạm tội nhiều lần hoặc đối với nhiều người có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm.

Tóm lại, để ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn cần lưu lại các tin nhắn, bình luận có nội dung xúc phạm nhân phẩm, bôi nhọ thanh danh để làm chứng cứ. Sau đó, bạn có thể báo cáo sự việc lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để xử lý vi phạm hành chính hoặc báo cho Cơ quan điều tra để cơ quan này xem xét, tiến hành điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vi phạm pháp luật.

Về việc khởi kiện

Khi phát hiện một người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của mình thì bạn có thể viết đơn kiện gửi lên tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, trước khi khởi kiện bạn phải nắm được những thông tin căn bản như: khởi kiện ai, khởi kiện về vấn đề gì và quan trọng là bạn phải có bằng chứng cho việc khởi kiện của mình.

 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
257 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào