Phòng vệ chính đáng không phải chịu TNHS theo Bộ Luật Hình sự 2015

Phòng vệ chính đáng được quy định như thế nào trong Bộ Luật Hình sự 2015? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Trần Thùy Linh, công tác tại Nha Trang. Tôi đang tìm hiểu về vấn đề phòng vệ chính đáng. Tôi được biết thì Quốc hội vừa công bố Bộ Luật Hình sự 2015. Cho tôi hỏi theo quy định mới thì phòng vệ chính đáng có phải đi tù hay không? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)    

Phòng vệ chính đáng được quy định tại Khoản 1 Điều 22 Bộ Luật Hình sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) như sau:

- Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Như vậy, một hành vi có được coi là phòng vệ chính đáng hay không cần hội tụ đủ các yếu tố:

Thứ nhất, về phía nạn nhân: là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác (người thứ ba). Hành vi xâm phạm này phải là hành vi có tính chất nguy hiểm đáng kể. Mức độ đáng kể ở đây là tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm phạm.

Thứ hai, về phía người phòng vệ: Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, có thể là thiệt hại về tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích xã hội khác, thì thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại tính mạng hoặc sức khoẻ về cho người có hành vi xâm phạm. 

Thứ ba, hành vi chống trả là cần thiết. Cần thiết là sự thể hiện tính không thể không chống trả, không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi của xã hội. 

Về trách nhiệm hình sự: Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm nên không phải chịu trách nhiệm hình sự.Trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật Hình sự 2015.

Trân trọng! 

Phòng vệ chính đáng
Hỏi đáp mới nhất về Phòng vệ chính đáng
Hỏi đáp Pháp luật
Tự vệ chính đáng là gì? Có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp làm chết người do tự vệ chính đáng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phòng vệ chính đáng khi nào là vượt quá giới hạn?
Hỏi đáp Pháp luật
Phòng vệ chính đáng làm chết người có đi tù không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trộm vào nhà có được đánh không? Đánh chết trộm vào nhà có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Hỏi đáp pháp luật
Đánh kẻ cướp có vi phạm pháp luật không?
Hỏi đáp pháp luật
Bị hành hung, tự vệ đánh trả có phạm tội không?
Hỏi đáp pháp luật
Phòng vệ như thế nào là đúng luật?
Hỏi đáp pháp luật
Mang dao rọc giấy để phòng vệ có vi phạm pháp luật không?
Hỏi đáp pháp luật
Phòng vệ chính đáng?
Hỏi đáp pháp luật
Giết người vì bị đánh, có phải là phòng vệ chính đáng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng vệ chính đáng
153 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phòng vệ chính đáng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào