Vị trí đặt biển báo khi đường bộ chạy gần có đoạn rẽ vào đường sắt được quy định như thế nào?

Vị trí đặt biển báo khi đường bộ chạy gần có đoạn rẽ vào đường sắt được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi Minh Duy là một lái xe thường xuyên chuyên chở các mặt hàng thiết yếu mà các ki ốt trong vùng có yêu cầu, tôi thường xuyên lái xe trên đường, tại một số tuyền đường gần ngã rẽ vào đoạn đường ngang luôn có các biển báo, báo hiệu là sắp giao với đoạn đường ngang, vậy anh/ chị cho tôi hỏi vị trí đặt biển báo khi đường bộ chay gần có đoạn ngã rẽ vào đường sắt được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này tại văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ các bạn, chân thành cảm ơn! Minh Duy (9875654***)

Vị trí đặt biển báo khi đường bộ chạy gần có đoạn rẽ vào đường sắt được quy định tại  Điều 31 Thông tư 62/2015/TT-BGTVT Quy định về đường ngang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có quy định về như sau:  

1. Khi chiều dài đoạn rẽ đến đường sắt nhỏ hơn 10 m

a) Căn cứ góc giao của đường ngang, phải đặt biển “nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ” hoặc “nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ” tại lề hai góc giao giữa đường bộ chạy gần với đoạn rẽ vào đường sắt;

b) Căn cứ loại hình phòng vệ đường ngang phải đặt các biển “giao nhau với đường sắt có rào chắn” hoặc “giao nhau với đường sắt không có rào chắn” trên lề bên phải đường bộ chạy gần đường sắt. Khoảng cách các biển đến đoạn rẽ từ 40 m đến 240 m.

2. Khi chiều dài đoạn rẽ đến đường sắt từ 10 m đến 50 m

a) Căn cứ góc giao của đường ngang, phải đặt biển “nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ” hoặc “nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ” trên lề bên phải đoạn rẽ, tại vị trí cách ray ngoài cùng của đường sắt 10 m;

b) Căn cứ loại hình phòng vệ đường ngang phải đặt các biển “giao nhau với đường sắt có rào chắn” hoặc “giao nhau với đường sắt không có rào chắn” trên lề bên phải đường bộ chạy gần đường sắt. Khoảng cách các biển đến đoạn rẽ từ 10 m đến 200 m.

3. Khi chiều dài đoạn rẽ đến đường sắt lớn hơn 50 m: đặt các biển báo hiệu theo quy định tại Điều 22 của Thông tư này.

4. Mặt các biển quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này đặt theo hướng vuông góc với chiều xe chạy trên đường bộ gần đường sắt và không bị che khuất.

5. Vị trí đặt biển báo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này theo Phụ lục 4 của Thông tư này

Như vậy, tại nơi có đường bộ gần với đoạn ngã rẽ vào đường sắt thường được đặt các biển báo để mọi đối tượng tham gia giao thông nhận biết là sắp đến đoạn đường  ngang, việc lắp đặt các biển báo, báo hiệu được phân ra thành 3 trường hợp đó là đối với chiều dài đoạn rẽ đên đường sắt nhỏ hơn 10 m và dài đoạn rẽ đến đường sắt lớn hơn 50 m, chiều dài đoạn rẽ đến đường sắt từ 10 m đến 50 m. Căn cứ góc giao của đường ngang nơi phải đặt biển và căn cứ vào loại hình phòng vệ đường ngang thì sẽ có các cách thức và vị trí lắp đặt biển báo khác nhau. Nhưng phải luôn được đảm bảo vị trí lắp đặt các biển báo phải thông thoáng dễ nhìn thấy, và không bi che khuất tầm nhìn.

Trên đây là câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về vị trí đặt biển báo khi đường bộ chạy gần có đoạn rẽ vào đường sắt. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tham khảo tại Thông tư 62/2015/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
136 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào