Phương pháp lập tổng dự toán trong dự án ứng dụng Công nghệ thông tin được quy định như thế nào?

Phương pháp lập tổng dự toán trong dự án ứng dụng Công nghệ thông tin được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Ngọc Bích một nhân viên đang làm việc trong một công ty công nghệ thông tin tại TP Hà Nội, sắp tới đây công ty tôi có ký kết một dự án mới, nay để làm tốt cho công việc của mình tôi muốn tìm hiểu thêm về phương pháp lập tổng dự toán trong dự án công nghệ thông tin được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm thông tin này ở đâu? Và nó được quy định trong văn bản nào? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin chân thành cảm ơn! Ngọc Bích (ngocbich***@gmail.com)

Phương pháp lập tổng dự toán trong dự án ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định tại Điều 7 Thông tư 06/2011/TT-BTTTT quy định về phương pháp lập tổng dự toán trong dự án công nghệ thông tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành,  phương pháp lập tổng dự toán trong dự án ứng dụng công nghệ thông được quy định như sau:

1. Xác định chi phí xây lắp:

a) Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong chi phí trực tiếp xác định theo khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công và bảng giá tương ứng. Tổng khối lượng hao phí các loại vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định trên cơ sở hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công cho từng khối lượng công tác xây lắp của dự án;

b) Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp như hướng dẫn tại Bảng 3.2 Phụ lục số 3 của Thông tư này;

c) Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí chung như hướng dẫn tại Bảng 3.2 Phụ lục số 3 của Thông tư này;

d) Thuế giá trị gia tăng cho công tác xây lắp áp dụng theo quy định hiện hành.

2. Xác định chi phí thiết bị:

a) Chi phí mua sắm thiết bị được xác định theo một trong các cách dưới đây:

- Đối với những thiết bị đã xác định được giá có thể tính theo số lượng, chủng loại từng loại thiết bị;

- Đối với những thiết bị chưa xác định được giá (bao gồm cả phần mềm thương mại) có thể dự tính theo báo giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị trường tại thời điểm tính toán hoặc giá thiết bị tương tự đã và đang thực hiện;

- Đối với các phần mềm nội bộ, việc xác định giá trị được thực hiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 102/2009/NĐ-CP.

b) Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được xác định bằng cách lập dự toán;

c) Chi phí lắp đặt thiết bị và cài đặt phần mềm, kiểm tra, hiệu chỉnh được xác định bằng cách lập dự toán.

Trường hợp thiết bị đã được lựa chọn thông qua đấu thầu thì chi phí thiết bị bao gồm giá trúng thầu và các khoản chi phí theo các nội dung nêu trên được ghi trong hợp đồng.

3. Xác định chi phí quản lý dự án

Chi phí quản lý dự án được xác định trên cơ sở tham khảo định mức chi phí tỷ lệ do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố hoặc bằng cách lập dự toán.

4. Xác định chi phí tư vấn đầu tư

Chi phí tư vấn được xác định trên cơ sở tham khảo định mức chi phí tỷ lệ do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố hoặc bằng cách lập dự toán.

Trường hợp dự án phải thuê tư vấn nước ngoài thực hiện một số công việc thì chi phí tư vấn được lập dự toán theo quy định hiện hành phù hợp với yêu cầu sử dụng tư vấn cho dự án.

5. Xác định chi phí khác:

a) Chi phí khác được xác định bằng cách lập dự toán hoặc bằng định mức chi phí tỷ lệ theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành.

b) Đối với một số dự án có các yếu tố chi phí đặc thù, sử dụng vốn ODA, nếu còn các chi phí khác có liên quan thì được bổ sung các chi phí này. Chủ đầu tư quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

c) Một số lệ phí thẩm định như: thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế sơ bộ, thẩm định thiết kế thi công, dự toán và các lệ phí khác có liên quan tính bằng tỷ lệ theo quy định của Bộ Tài chính.

d) Một số chi phí khác nếu chưa tính được ngay thì được dự tính đưa vào tổng dự toán.

6. Xác định chi phí dự phòng

a) Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư và chi phí khác;

b) Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo thời gian triển khai dự án (tính bằng tháng, quý, năm).

Phương pháp lập dự toán ứng dụng công nghệ thông tin được hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục số 2 của Thông tư này.

Vậy nên nếu bạn muốn có một dự toán trong dự án ứng dụng công nghệ thông tin với giá cả hợp lý, khoa học và đúng pháp luật bạn nên tuân thủ các phương pháp trên khi lập tổng dự toán cho công việc của mình, chúc bạn thành công.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về phương pháp lập tổng dự toán trong dự án ứng dụng công nghệ thông tin. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 06/2011/TT-BTTTT.

Trân trọng!

 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
270 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào