Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn ngành địa phương là gì?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn ngành địa phương là gì? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Em mới vừa tốt nghiệp ra trường, hiện tại đang công tác tại trường THPT Phan Thanh Giảng, em cũng có tham gia vào tổ chức công đoàn cơ sở ở trường em, nhưng ngoài ra em thường nghe mọi người hay nói đến công đoàn ngành địa phương. Nhưng em thật sự không hiểu rõ lắm một số vấn đề. Chính vì vậy, em có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn ngành địa phương được quy định như thế nào? Em có thể tham khảo nội dung này ở đâu? Rất mong nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Em xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Kiều Oanh (oanh***@gmail.com)

Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn ngành địa phương được quy định tại Khoản 4 Điều 25 Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2013 như sau:

a. Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Công đoàn. Tổ chức triển khai các chủ trương, Nghị quyết của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và Nghị quyết Đại hội Công đoàn cấp mình. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước.

b. Tham gia với Cơ quan quản lý cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội của ngành địa phương, các vấn đề có liên quan đến việc làm, đời sống của người lao động thuộc phạm vi quản lý, chỉ đạo của ngành.

c. Phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách ngành, nghề, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động trong ngành; hỗ trợ Công đoàn cơ sở thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, tổ chức và Lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật; đại diện cho Công đoàn cơ sở hoặc người lao động khởi kiện hoặc tham gia vào các vụ án về lao động và Công đoàn khi được Công đoàn cơ sở hoặc người lao động ủy quyền. Đại diện cho người lao động của ngành thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật.

d. Phát triển đoàn viên và Công đoàn cơ sở trong các thành phần kinh tế thuộc ngành, thực hiện công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, xây dựng Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn vững mạnh.

đ. Quản lý tài chính, tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn ngành địa phương. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2013.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

136 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào