Cách tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề đối với đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng

Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Nguyễn Trần Như Phương, hiện đang công tác trong lĩnh vực quốc phòng. Tôi đang tìm hiểu về vấn đề cách tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề đối với đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng. Cho tôi hỏi cách tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề đối với đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)   

Cách tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề đối với đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng được quy định tại Điều 4 Thông tư 08/2015/TT-BQP chế độ phụ cấp thâm niên nghề cho đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng như sau: 

1. Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề

a) Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề được xác định bằng tổng các thời gian sau:

- Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên quân đội, công an, cơ yếu (nếu có);

- Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề ở các ngành khác, gồm:

+ Thời gian làm việc được xếp lương một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm (nếu có) được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

+ Thời gian làm công tác kiểm tra Đảng được tính hưởng; phụ cấp thâm niên nghề theo quy định tại Quyết định số 275-QĐ/TW ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Ban Bí thư Trung ương về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương (khóa IX) về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan đảng, mặt trận và các đoàn thể;

+ Thời gian giảng dạy, giáo dục được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo;

+ Thời gian làm công tác dự trữ quốc gia được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật dự trữ quốc gia.

- Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự theo luật định của các đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 2 Thông tư này mà trước khi đi thực hiện nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.

b) Thời gian làm việc được tính hưởng nhiều loại thâm niên nghề cùng một thời điểm, thì chỉ được tính hưởng phụ cấp của một loại thâm niên nghề.

c) Chế độ phụ cấp thâm niên nghề được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

2. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề

a) Thời gian phục vụ tại ngũ trước khi bị tước danh hiệu quân nhân và thời gian chấp hành hình phạt tù giam, trong trường hợp quân nhân phạm tội bị Tòa án xử phạt tù giam và bị cấp có thẩm quyền tước danh hiệu quân nhân.

b) Thời gian gian phục vụ tại ngũ trước khi bị tước danh hiệu quân nhân, trong trường hợp bị cấp có thẩm quyền tước danh hiệu quân nhân do vi phạm kỷ luật.

c) Thời gian đào ngũ, trong trường hợp quân nhân đào ngũ được tiếp nhận lại đơn vị.

d) Thời gian phục vụ tại ngũ trước khi đào ngũ, trong trường hợp quân nhân đào ngũ không trở lại đơn vị.

đ) Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề đối với đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 2 Thông tư này như sau:

- Thời gian thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu;

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

3. Cách tính chi trả phụ cấp thâm niên nghề hàng tháng:

a) Đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này sau 5 năm (đủ 60 tháng) được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5%; từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm công tác (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

Ví dụ 1: Đồng chí A, nhập ngũ: tháng 7 năm 1984 công tác được 4 năm (48 tháng) tính đến tháng 6 năm 1988; sau đó được chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp và công tác đến hết tháng 9 năm 2014 nghỉ hưu.

Như vậy, tại thời điểm tháng 9 năm 2014 đồng chí A có 30 năm 3 tháng tại ngũ trong quân đội. Theo đó đồng chí A được hưởng phụ cấp thâm niên với tỷ lệ là 30% từ tháng 7 năm 2014.

Ví dụ 2: Tháng 5 năm 2007, đồng chí B, sau khi kết thúc hợp đồng làm việc lần đầu được tuyển dụng làm giáo viên tại trường Trung học phổ thông K. Đến tháng 9 năm 2010 nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự phục vụ trong quân đội. Từ tháng 9 năm 2012 được chuyển chế độ công nhân viên quốc phòng và làm giáo viên tại Trường Thiếu sinh quân Quân khu 2 cho đến nay.

Như vậy, tại thời điểm tháng 9 năm 2014, đồng chí B có thời gian công; tác để tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo như sau:

- Thời gian là giáo viên từ tháng 5 năm 2007 đến hết tháng 8 năm 2010 là: 3 năm 4 tháng (40 tháng) được tính hưởng thâm niên nghề;

- Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự từ tháng 9 năm 2010 đến hết tháng 8 năm 2012 là 2 năm (24 tháng) là thời gian tại ngũ;

- Thời gian là giáo viên từ tháng 9 năm 2012 đến hết tháng 9 năm 2014 là: 2 năm 01 tháng (25 tháng) được tính hưởng thâm niên nghề.

Nếu tính tại thời điểm tháng 9 năm 2014, đồng chí B có thời gian làm giáo viên là 5 năm 5 tháng (65 tháng), đủ điều kiện để tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề quy định tại Điều 3 Thông tư này và có tổng thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề là 5 năm 05 tháng (trong đó: 3 năm 4 tháng và 2 năm 1 tháng là giáo viên). Theo đó, đồng chí B được hưởng phụ cấp thâm niên nghề với tỷ lệ là 5% từ tháng 5 năm 2014.

b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã có đủ thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề của các ngành khác như: cơ yếu, hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra đảng, nhà giáo, dự trữ quốc gia.... thì được cộng để tính hưởng phụ cấp thâm niên quân đội.

Ví dụ 3: Đồng chí C, công tác ở ngành Hải quan được 12 năm. Từ tháng 01 năm 2012, được điều động vào quân đội, phong quân hàm Đại uý.

Như vậy, tại thời điểm tháng 9 năm 2014, đồng chí C có tổng thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên là 14 năm 9 tháng (12 năm của ngành Hải quan và 2 năm 9 tháng của Quân đội). Theo đó, đồng chí C được hưởng phụ cấp thâm niên với tỷ lệ là 14%.

c) Đối với các đối tượng thuộc các ngành, lĩnh vực hưởng phụ cấp thâm niên nghề mà được luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, tuyển dụng sang công tác ở ngành, lĩnh vực khác không có chế độ phụ cấp thâm niên nghề, sau đó lại tiếp tục về công tác tại các ngành, lĩnh vực trước khi luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, tuyển dụng, thì được cộng gộp thời gian công tác trước đó ở các ngành, lĩnh vực được hưởng phụ cấp thâm niên nghề để tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.

Ví dụ 4: Đồng chí D, nhập ngũ tháng 5 năm 1982, cấp bậc hạ sĩ, xuất ngũ tháng 7 năm 1984. Từ tháng 02 năm 1988, đồng chí D được tuyển dụng làm công nhân viên quốc phòng, được xếp ngạch chuyên viên. Từ tháng 6 năm 1995, đồng chí D được chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp cho đến nay.

Tính tại thời điểm tháng 9 năm 2014, đồng chí D có các thời gian làm việc được tính hưởng và không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề như sau:

- Thời gian từ tháng 5 năm 1982 đến hết tháng 7 năm 1984 là: 2 năm 3 tháng được tính là thời gian tại ngũ;

- Thời gian là công nhân viên quốc phòng từ tháng 02 năm 1988 đến hết tháng 5 năm 1995 là: 7 năm 4 tháng không được tính hưởng thâm niên nghề;

- Thời gian từ tháng 6 năm 1995 đến hết tháng 9 năm 2014 là: 19 năm 4 tháng tại ngũ được tính hưởng thâm niên nghề.

Như vậy, tại thời điểm tháng 9 năm 2014 đồng chí D có tổng thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề là: 21 năm 7 tháng (trong đó: 2 năm 3 tháng tại ngũ và 19 năm 4 tháng tại ngũ là quân nhân chuyên nghiệp). Theo đó, đồng chí D được hưởng phụ cấp thâm niên nghề với tỷ lệ là 21% từ tháng 3 năm 2014.

Ví dụ 5: Đồng chí Đ, được tuyển dụng vào làm việc tại Tổng cục Hải quan được 3 năm 6 tháng. Từ tháng 01 năm 2006 đồng chí Đ vào quân đội làm công nhân viên quốc phòng, xếp ngạch chuyên viên. Từ tháng 3 năm 2008, đồng chí Đ chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp cho đến nay. Tính tại thời điểm tháng 9 năm 2014, thời gian làm việc của đồng chí Đ được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề như sau:

- Thời gian làm việc tại Tổng cục Hải quan là 3 năm 6 tháng được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề;

- Thời gian là công nhân viên quốc phòng từ tháng 01 năm 2006 đến hết tháng 02 năm 2008 là 2 năm 2 tháng không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề;

- Thời gian là quân nhân chuyên nghiệp từ tháng 3 năm 2008 đến hết tháng 9 năm 2014 là 6 năm 7 tháng được tính hưởng phụ cấp thâm, niên nghề.

Như vậy, tại thời điểm tháng 9 năm 2014, đồng chí Đ có thời gian trên 5 năm (trên 60 tháng) là quân nhân chuyên nghiệp, đủ điều kiện để tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề theo quy định tại Điều 3 Thông tư này và có tổng thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề là 10 năm 01 tháng (6 năm 7 tháng là quân nhân chuyên nghiệp và 3 năm 6 tháng của Hải quan). Theo đó đồng chí Đ được hưởng phụ cấp thâm niên nghề với tỷ lệ là 10%.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về cách tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề đối với đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 08/2015/TT-BQP.

Trân trọng! 

Bộ Quốc phòng
Hỏi đáp mới nhất về Bộ Quốc phòng
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Quốc phòng hướng dẫn về công tác đăng kiểm tàu quân sự từ ngày 27/02/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Việt Nam là ai? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng qua các thời kỳ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các dự án đầu tư phòng thí nghiệm trong Bộ Quốc phòng gồm những dự án nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình cải tạo xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được áp dụng từ ngày 15/01/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua pháo hoa Bộ Quốc phòng như thế nào là hợp pháp?
Hỏi đáp Pháp luật
Động viên Quốc phòng là gì? Nhiệm vụ của động viên quốc phòng được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính phủ có trách nhiệm gì trong xây dựng lực lượng dự bị động viên?
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong thực thi nhiệm vụ biên phòng?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi chống mệnh lệnh trong Bộ Quốc phòng bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao có trách nhiệm như thế nào trong công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ Quốc phòng
290 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bộ Quốc phòng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào