Chứng chỉ sư phạm hạng cao có thay thế được hạng thấp hơn?

Bà Trần Kim Hiền là giảng viên đang công tác tại một trường đại học ở TP. Hồ Chí Minh. Vừa qua, cơ quan bà yêu cầu làm hồ sơ để chuyển mã ngạch từ 15.111 sang ngạch giảng viên hạng III mã V.07.01.03. Trong hồ sơ này yêu cầu phải nộp Chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên hạng III. Nhưng hiện tại cơ quan bà Hiền đã liên kết với đơn vị bên ngoài chỉ mở được khóa bồi dưỡng giảng viên hạng II. Bà Hiền hỏi, nếu bà tham gia học khóa này thì Chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên hạng II có dùng để thay thế cho Chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên hang III được không?

Triển khai thực hiện Luật Viên chức, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2014 quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập; Thông tư liên tịch 28/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 6/11/2015 hướng dẫn thực hiện bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 28/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, trường hợp viên chức giảng dạy đang hưởng các mã ngạch giảng viên (15.109; 15.110; 15.111), việc chuyển xếp được thực hiện một cách cơ học không yêu cầu thêm bất cứ điều kiện gì để đảm bảo chế độ cho đội ngũ (trừ trường hợp viên chức giảng dạy được công nhận hoặc bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư).

Viên chức được bổ nhiệm vào các ngạch viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 28/2015/TTLT-BGDĐT-BNV được cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm tạo điều kiện để bổ sung những tiêu chuẩn còn thiếu của chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy được bổ nhiệm.

Ngày 16/5/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I) theo Quyết định số 1611/QĐ-BGDĐT, giảng viên chính (hạng II) theo Quyết định 1612/QĐ-BGDĐT, giảng viên (hạng III) theo Quyết định 1613/QĐ-BGDĐT.

Mục tiêu của Chương trình bồi dưỡng giúp học viên nâng cao được năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển năng lực nghề nghiệp và thực hiện tốt các nhiệm vụ của viên chức giảng dạy, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hiện giữ và các chức danh nghề nghiệp cao hơn đối với giảng viên có nhu cầu thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Mặt khác mỗi Chương trình bồi dưỡng có quy định cụ thể về đối tượng bồi dưỡng. Giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập đang giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng nào thì phải được bồi dưỡng theo Chương trình bồi dưỡng đối với chức danh nghề nghiệp đang giữ và có lộ trình tham gia bồi dưỡng Chương trình bồi dưỡng đối với chức danh nghề nghiệp đang giữ và có lộ trình tham gia bồi dưỡng Chương trình bồi dưỡng ở chức danh nghề nghiệp cao hơn để thăng hạng chức danh nghề nghiệp (nếu có).

Vì vậy, Chứng chỉ bồi dưỡng ở các bậc cao hơn không thay thế được Chứng chỉ bồi dưỡng ở các bậc thấp hơn. Việc cử giảng viên tham dự các khóa bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cần phải căn cứ vào tiêu chuẩn quy định tại Thông tư liên tịch 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV và quy định cụ thể về đối tượng bồi dưỡng tại các Chương trình bồi dưỡng tương ứng.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

145 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào