Trách nhiệm của chủ cơ sở nuôi trong công tác phòng dịch bệnh thủy sản?

Trách nhiệm của chủ cơ sở nuôi trong công tác phòng dịch bệnh thủy sản? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Khắc Tiệp, chủ bè nuôi tôm tại Cẩm Lĩnh – Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh. Sau năm 2012, tôi mới bắt đầu đầu tư nuôi tôm, tuy nhiên tình hình bệnh dịch trên thủy sản cũng như ô nhiễm môi trường thời gian này diễn biến phức tạp và khó lường. Nhờ theo dõi thông tin tuyên truyền mà tôi đã hiểu được một số kiến thức về bảo vệ thủy sản. Nhưng về vấn đề trách nhiệm của các bên liên quan trong phòng chống dịch bệnh trên thủy sản cũng như phòng tránh tác hại do ô nhiễm môi trường là gì thì tôi vẫn chưa rõ, cụ thể xin Ban Biên Tập Thư Ký Luật giải đáp về trách nhiệm và quyền lợi của chủ cơ sở nuôi trong công tác phòng dịch bệnh thủy sản và giảm thiểu tác hại ô nhiễm môi trường đến động vật thủy sản. Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. lumo***@gmail.com

Vấn đề trách nhiệm và quyền lợi của chủ cơ sở nuôi trong công tác phòng dịch bệnh thủy sản và giảm thiểu tác hại ô nhiễm môi trường đến động vật thủy sản quy định tại Điều 32 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống bệnh động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành cụ thể như sau:

1. Áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; chấp hành các quy định về kiểm dịch, quan trắc môi trường, báo cáo dịch bệnh, lưu trữ các loại hồ sơ liên quan tới quá trình hoạt động của cơ sở như con giống; cải tạo ao đầm; chăm sóc, quản lý động vật thủy sản; xử lý ổ dịch, chất thải và nước thải theo hướng dẫn của Chi cục Thú y, cơ quan chuyên ngành nuôi trồng thủy sản.

2. Hợp tác với Chi cục Thú y, Chi cục thủy sản trong việc lấy mẫu thủy sản và mẫu môi trường để kiểm tra các thông số môi trường, dịch bệnh, thu thập thông tin xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến môi trường và dịch bệnh động vật thủy sản.

3. Cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu về quan trắc môi trường, giám sát, phòng, chống bệnh động vật thủy sản theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

4. Chỉ sử dụng thuốc, vắc xin, hóa chất, chế phẩm thuộc Danh Mục thuốc thú y dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.

5. Tham dự các khóa tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản, kỹ thuật nuôi do Chi cục Thú y, Chi cục Thủy sản, khuyến nông, khuyến ngư tổ chức.

6. Được hưởng hỗ trợ của nhà nước về phòng, chống dịch theo quy định hiện hành.

Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về vấn đề trách nhiệm và quyền lợi của chủ cơ sở nuôi trong công tác phòng dịch bệnh thủy sản và giảm thiểu tác hại ô nhiễm môi trường đến động vật thủy sản. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT

Trân trọng!

 

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
158 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào