Ghi ‘mẹ ruột’ trong khai sinh của con nuôi được không?

Tôi có nhận một bé gái mới sinh làm con nuôi, tôi thực sự rất yêu thương bé nên tôi muốn nhận làm con nuôi. Vậy tôi muốn hỏi thủ tục nhận con nuôi như thế nào và trong giấy khai sinh của bé có thể ghi tôi với tư cách là mẹ ruột của bé được không? Trần Thị Thanh (Bến Lức, Long An)

Theo tình huống bạn nêu thì bạn chưa nói rõ bạn nhận bé trong trường hợp nào, bạn nhận con nuôi từ ai, cháu bé có quan hệ huyết thống với bạn không, bạn đang kết hôn hay độc thân. Nhưng về nguyên tắc, pháp luật nghiêm cấm “phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi” (khoản 3 Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010). Để việc nhận con nuôi đúng luật, bạn phải đáp ứng đủ nhiều điều kiện tương ứng theo quy định. Cụ thể: Nếu nuôi con nuôi trong nước thì điều đầu tiên bạn phải thỏa mãn đủ các điều kiện theo quy định của Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010, theo đó, phải: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; có tư cách đạo đức tốt.

Đồng thời, bạn phải không thuộc trường hợp không được nhận con nuôi là: Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang chấp hành hình phạt tù; chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em (Điều 15 Luật Nuôi con nuôi 2010).

Nếu thỏa mãn điều kiện nhận con nuôi, bạn phải làm hồ sơ nuôi con nuôi nộp UBND cấp xã nơi bạn thường trú để xét duyệt và nếu đồng ý, UBND xã cấp cho bạn giấy chứng nhân đăng ký nuôi con nuôi. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký nuôi con nuôi, bạn sẽ làm thủ tục đăng ký giấy khai sinh cho bé tại UBND cấp xã nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú. Căn cứ vào quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, người có thẩm quyền sẽ ghi tên bạn vào phần ghi về mẹ trong sổ đăng ký khai sinh của bé. Trong cột ghi chú của sổ đăng ký khai sinh của bé sẽ được người có thẩm quyền phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”. Nội dung ghi chú này phải được giữ bí mật, chỉ những người có thẩm quyền mới được tìm hiểu. (Theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)

Khai sinh
Hỏi đáp mới nhất về Khai sinh
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục khai sinh cho trẻ sinh ra do mang thai hộ
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục khai sinh cho trẻ sinh ra tại Việt Nam có bố, mẹ là người nước ngoài
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về Việt Nam cư trú
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục khai sinh cho trẻ em Việt Nam sinh ra và cư trú ở nước ngoài
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục khai sinh cho con khi cha mẹ chưa đăng ký kết hôn
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục khai sinh cho con ở nơi tạm trú trong nước
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục khai sinh cho con ở nơi thường trú trong nước
Hỏi đáp pháp luật
Có phải khai sinh, khai tử cho trẻ em mất sau ba ngày sinh không?
Hỏi đáp pháp luật
Về việc đổi tên trong giấy khai sinh và các văn bằng, chứng chỉ
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khai sinh
Thư Viện Pháp Luật
281 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Khai sinh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào