Chủ hụi bỏ trốn xử lý thế nào?

Chủ hụi bỏ trốn xử lý thế nào? Tôi là chủ hụi. Nhưng bị tay em hốt hụi rồi bỏ trốn, nay tôi không có khả năng trả nên tôi cũng bỏ trốn. Nhưng tôi có điện thoại cho những người chơi chưa hốt, tôi hứa đi làm trả từ từ nhưng họ không chịu mà làm đơn thưa tôi vậy nếu họ thưa tôi có ở tù không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Căn cứ Điều 29 Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 29. Trách nhiệm của chủ họ do không giao các phần họ cho thành viên được lĩnh họ

Trong trường hợp chủ họ đã thu các phần họ của các thành viên nhưng không giao cho thành viên được lĩnh họ thì theo yêu cầu của thành viên có quyền lĩnh họ, chủ họ phải giao các phần họ đã thu được cho thành viên đó và bồi thường thiệt hại nếu có.

Chủ họ phải trả lãi đối với các phần họ giao chậm theo mức lãi do các bên thoả thuận, nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian giao chậm tại thời điểm giao các phần họ.”

Theo như bạn trình bày, bạn là chủ hụi bị tay em hốt hụi rồi bỏ trốn, nay bạn không có khả năng trả cho các hụ viên khác nên cũng bỏ trốn. Khi bỏ trốn bạn có gọi điện về cho các hụi viên là hứa sẽ trả dần dần. Đối với hành vi bỏ trốn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự 1999:

Người nào có một trong những hành vi sau đây  chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới bốn triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

  a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian  dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

  b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó  vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý chủ hụi bỏ trốn. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 144/2006/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
169 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào