Cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi gây ô nhiễm bị xử lý thế nào?

Cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi gây ô nhiễm bị xử lý thế nào? Cơ sở của ông A làm chế biến thức ăn gia súc từ trước năm 1993 nhưng đến năm 2016 ông A mới làm giấy phép đăng ký kinh doanh. Hiện cơ sở của ông A đang xả nước thải trực tiếp ra môi trường (một dòng suốt). Hỏi: Ông A có bị xử phạt gì về lĩnh vực môi trường hay không? Mức xử phạt cụ thể như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường như sau:

1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được sử dụng để xác định hành vi vi phạm hành chính và mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường khi cá nhân, tổ chức xả, thải chất thải vào môi trường; trường hợp có cả quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật địa phương thì áp dụng quy chuẩn kỹ thuật địa phương (sau đây gọi chung là quy chuẩn kỹ thuật).

2. Số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là giá trị cao nhất được xác định trên cơ sở lấy kết quả quan trắc, giám sát, đo đạc, phân tích của một trong các thông số môi trường của mẫu chất thải, mẫu môi trường xung quanh chia cho giá trị tối đa cho phép của thông số đó trong các quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

3. Khi áp dụng hình thức phạt tiền đối với các hành vi xả nước thải (Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này) hoặc thải bụi, khí thải (Điều 15 và Điều 16 của Nghị định này) vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, nếu trong nước thải hoặc bụi, khí thải có cả các thông số môi trường nguy hại, các thông số môi trường không nguy hại và giá trị pH cùng vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì chọn thông số tương ứng với hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao nhất của mẫu nước thải hoặc bụi, khí thải để xử phạt.

Các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường còn lại của cùng mẫu chất thải đó sẽ bị phạt tăng thêm từ 1% đến 4% của mức phạt tiền đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật đó nhưng tổng mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm không vượt quá mức phạt tiền tối đa.

Trường hợp một cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có nhiều điểm xả nước thải hoặc nhiều điểm thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường bị xử phạt theo từng điểm xả, thải đó.

Trong trường hợp của bạn, khi phát hiện hành vi xả nước thải trực tiếp ra môi trường, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành lấy mẫu nước thải và phân tích mức độ vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường của mẫu nước thải để xác định mức phạt vi phạm hành chính. Mức phạt xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Điều 14 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường nêu trên. Cụ thể, đối với từng trường hợp, mức độ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường và lưu lượng xả thải khác nhau mà mức xử phạt khác nhau tưng ứng với từng hành vi vi phạm cụ thể.

- Căn cứ Điều 19 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về hình thức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như sau:

Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường thuộc danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết bản tóm tắt kế hoạch xử lý triệt để ô nhiễm môi trường tại địa điểm hoạt động hoặc không gửi bản tóm tắt kế hoạch xử lý triệt để ô nhiễm môi trường đến Ủy ban nhân dân cấp xã để được niêm yết công khai hoặc không gửi kế hoạch, báo cáo định kỳ tiến độ thực hiện kế hoạch xử lý triệt để ô nhiễm môi trường cho cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo xử lý triệt để ô nhiễm môi trường;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng kế hoạch xử lý triệt để ô nhiễm môi trường;

c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong thời gian xử lý triệt để ô nhiễm môi trường;

d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không tiến hành các biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường, hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh trong thời gian xử lý triệt để ô nhiễm môi trường;

đ) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng nội dung, yêu cầu, tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường;

e) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm môi trường.

Như vậy, trong trường hợp mức độ gây ô nhiễm của cơ sở ở mức nghiêm trọng thì ngoài hình thức xử phạt vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng các hình thức khác bao gồm buộc di dời cơ sở đến vị trí phù hợp với quy hoạch và sức chịu tải của môi trường; cấm hoạt động.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi gây ô nhiễm. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 155/2016/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
148 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào